Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Từ/ngữ biểu đạt cảm xúc trong tiếng Anh

Cùng một từ, một ngữ nào đó, trong văn cảnh khác nhau với các giọng điệu khác nhau lại biểu đạt các cảm xúc khác nhau, ví dụ như cụm từ "Oh my God!"...
Linh: Anh John ơi, Linh thấy rằng trong giao tiếp tiếng Anh, người ta rất hay dùng các câu cảm thán. Ví dụ như “Oh my God!” Linh có thể hiểu là “Ôi Chúa tôi ơi!” hay là “Chúa ơi!”; hay như “Jesus Christ!” có thể hiểu là “Lạy chúa!” như trong tiếng Việt. Còn rất nhiều câu cảm thán khác mà Linh không hiểu nghĩa và cũng không biết nên dùng trong những tình huống thế nào. 
John: Linh không hiểu hết nghĩa của những từ/ngữ cảm thán (exclamation /¸eksklə´meiʃən/) thì cũng không phải vấn đề quá lớn. Thứ nhất là vì chúng có rất nhiều, thứ hai nữa là để biểu đạt cảm xúc, người ta cũng thường “sáng tạo” ra hàng tá từ/ngữ mới hàng ngày, thứ 3 nữa là các từ/ngữ được sử dụng chỉ đơn giản như một “điểm nhấn” cảm xúc trong giao tiếp và hầu hết đã dần dần mất đi nghĩa nguyên gốc của chúng.
Cùng một từ, một ngữ nào đó, trong văn cảnh khác nhau với các giọng điệu khác nhau lại biểu đạt các cảm xúc khác nhau. Ví dụ như đối với “Oh my God”:
“Oh my God! You can play the piano pretty well!” - Người nói muốn nhấn mạnh sự ngạc nhiên, thán phục.
“Oh my God! That’s just disgusting!” - Nhấn mạnh sự ghê tởm trước một hành động, sự vật nhất định.
“Oh my God! I’ve lost it again.” - Thể hiện sự thất vọng, chán nản.
John: Rất nhiều “thán từ” kiểu này liên quan đến tên “Chúa” hay các cách gọi khác nhau của “Chúa”. Ví dụ như “Oh my God”, “For God’s sake”, “Jesus Christ”… Về mặt nguyên tắc, những từ/ngữ này không được khuyến khích sử dụng vì “không nên gọi tên Chúa hoặc nhắc đến Chúa một cách tùy tiện”. Tuy nhiên chúng vẫn thường xuyên được sử dụng bởi cả những người theo đạo và những người không theo đạo vì một lý do rất đơn giản như đã đề cập ở trên: chúng đã dần dần mất đi ý nghĩa nguyên gốc của chúng và giờ chúng đơn giản chỉ là cách mà người ta biểu lộ cảm xúc, nhấn mạnh cảm xúc mà thôi.
Linh: Tức là chúng ta không nên sử dụng?
John: Việc sử dụng hay không là quyết định ở mỗi người, anh chỉ đưa ra những thông tin trung lập, chi tiết hết sức có thể.
Linh: Linh đã từng nghe thấy ai đó nói “God damn it”, vậy nó cũng như các trường hợp anh nói ở trên à?
John: Không! Exclamation có rất nhiều, và trong số đó có rất nhiều từ mà mức độ của nó “quá nặng” hoặc gần như là một câu nguyền rủa (curse) hay chửi bậy (swear) chúng ta đặc biệt không nên sử dụng. “Damn” đại khái là nguyền rủa, “Damn it” hay “God damn it” hiểu nôm na theo tiếng Việt là “Trời đánh thánh vật” hay “Quỷ tha ma bắt”, tất nhiên là không nên sử dụng rồi. Ngay cả trong tiếng Anh người ta cũng “sáng tạo” ra không ít biến thể để tránh phải nói thẳng ra cụm từ này (Dog gone it, Gosh darn it…).
Linh: Vậy thì biết dùng cái gì bây giờ?
John: Vẫn còn cách có thể nhấn mạnh cảm xúc mà không cần thiết phải sử dụng những từ/ngữ đã đề cập ở trên, anh sẽ nói cho Linh sau. Trước tiên anh muốn liệt kê ra một số Exclamation ở mức độ “vừa phải” để dù không sử dụng nhưng ít nhất khi gặp phải chúng ta sẽ biết được nó là cái gì:
- Jesus/ Jesus Christ! (Hoặc Jeez! - viết tắt của Jesus)
- For God/Heaven’s sake!
- Holly Mother of God!
- Oh my God/Goodness!
- …
John: Còn riêng cá nhân John, khi gặp gỡ những người thân quen, để nhấn mạnh cảm xúc, John có thể sử dụng:
- Are you kidding me? This is perfect! (khi John nhận món quà sinh nhật là một chiếc áo mà John rất thích và dự định sẽ mua)
- Cool/wow/oh dear! (sử dụng khi ngạc nhiên, thích thú. Riêng “Oh dear” có thể sử dụng biểu hiện sự thương cảm, đồng cảm với nỗi buồn của ai đó ví dụ “Oh dear! I don’t believe that just happened!”)
- For crying out loud!
- Get out!/Shut up! - Biểu lộ sự thích thú, ngạc nhiên. Lưu ý chỉ sử dụng với những người cực kỳ thân thiết, ngang hàng về thứ bậc.
- No, somebody didn’t! - Diễn tả sự ngạc nhiên, ví dụ:
Ví dụ: Mathew and Jane broke up last week. - No, they didn’t!
My wife bought only 5 lottery tickets and she won 100,000 dollars. Can you believe that! - No, she didn’t!
- Tương tự với “No way!”, “you've got to be kidding!”, “impossible!”…
- Khi muốn thực sự nhấn mạnh rằng “tôi không tin” hoặc sự không đồng ý (đối với những thân thiết và ngang hàng về thứ bậc), ta có thể sử dụng: “are you for real?”, “are you out of your mind?”, “yeah, when pigs fly!”… hoặc chỉ đơn giản “yeah, right!” hay “yeah, and I’m the Pope” với nghĩa mỉa mai.
Linh: Tóm lại là, dù gì đi chăng nữa thì cũng phải cẩn thận với đối tượng và ngữ cảnh nói đúng không anh John? Vì đã là nhấn mạnh về biểu lộ cảm xúc thì nếu dùng không đúng chỗ thì sẽ trở nên thái quá?
John: Phải công nhận Linh có lẽ là “học trò” sáng dạ nhất của anh đấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét