Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

TẾT THIẾU NHI ĐÁNG NHỚ CÙNG MICKEY


Tết Thiếu Nhi này các bạn đã làm những gì, đi chơi những đâu nào? Riêng các bạn nhỏ tại AAC thì đã có một Tết Thiếu Nhi thật đáng nhớ bên bạn bè và bạn chuột Mickey dễ thương.
Ngoài những các tiết mục và trò chơi đặc sắc, các bạn còn được tặng một học bổng học tiếng Anh miễn phí 4 tuần, được tham gia chương trình giảm 10, 20 và 30% học phí nữa. Các bạn thử đăng ký theo số điện thoại 3942 6725 / 3942 6726 xem có được nhận quà tặng như vậy không nhé!
9h kém 15, còn 15 phút nữa mới bắt đầu chương trình mà các bạn đã tới thật là đông. Cũng đúng thôi, vì ai cũng háo hức muốn gặp chuột Mickey mà. Không phụ sự yêu mến của các bạn nhỏ, chuột Mickey đã đợi tận cửa, chào đón từng bạn nhỏ.
Chương trình chưa bắt đầu mà các bạn nhỏ đã tranh thủ làm quen và rất nhiệt tình chạy nhảy. Hội trường lớn của AAC đã được hạ hết rèm xuống và bật điều hòa để các bạn thỏa sức nô đùa mà không sợ bị nắng hay nóng.
Chương trình được bắt đầu với một vũ điệu hết sức sôi động và đặc sắc qua phần trình bày của các anh chị trong nhóm múa Hà Nội Sennen Yosakoi. Tiết mục kết thúc được một lúc rồi mà các bạn nhỏ vẫn vỗ tay không ngớt.
Chuẩn bị được chơi trò Thả đỉa ba ba rồi, ai cũng háo hức. Các bạn cùng lấy dép ra cẩn thận xếp thành 2 “bờ sông” thật thẳng, chuẩn bị cho trận chiến với các “chú đỉa”.
“Sang sông!” – chuột Mickey chưa dứt lời thì các bạn đã ùa qua “sông”, làm các chú đỉa trở tay không kịp.
Thấy nhiều bạn nhỏ có nguy cơ bị “đỉa” bắt, chuột Mickey liền hô hiệu lệnh “Trồng cây!” – các bạn nhỏ lập tức đứng im bất động, các “chú đỉa” đành phải ngậm ngùi bỏ đi.
Thả đỉa ba ba thật thích nhưng cũng thật mệt. Đúng là hiếm khi các bạn nhỏ được vận động thoải mái và chơi vui như ngày hôm nay. Mệt quá, trở về chỗ để cùng xem ảo thuật nào.
Ảo thuật gia mời một bạn nhỏ lên cùng diễn với mình.
Nhưng sao cùng làm giống nhau, mà ảo thuật gia lại có thể rút từ trong miệng ra một dải lụa dài ơi là dài mà bạn nhỏ của chúng ta lại chỉ rút ra được… 1 mẩu giấy nhỏ xíu nhỉ???
Xem ảo thuật xong vẫn chưa hết mệt, nên các bạn lại đòi các anh chị trong đội múa biểu diễn ngay một tiết mục Múa Nhật Bản nữa để “phục vụ”. Chuột Mickey “không chịu nổi nhiệt” cũng nhảy vào múa cùng, tạo nên một tiết mục thực sự bất ngờ và thú vị.
Hết mệt rồi, giờ là đến lúc chụp ảnh cùng chuột Mickey nào! Ai cũng muốn chụp trước, kết quả là chuột Mickey bị “kẹt cứng” giữa các bạn nhỏ.
Lần lượt các bạn đều được chụp ảnh cùng Mickey, “đã quá!”, giờ lại chơi trò chơi tiếp nào. Các bạn bảo rằng phải thi với nhau trò gì đấy, “thế nó mới vui!”. Chuột Mickey nghĩ ra sáng kiến là thi kéo co, đội nào thắng sẽ được nhận quà.
Đã tìm ra đội chiến thắng rồi, chuột Mickey tặng quà cho từng bạn một.
Mặc dù vẫn còn rất hào hứng, nhưng chương trình cũng kéo dài được gần 2 tiếng rồi, giờ là lúc phải tạm chia tay rồi. Hẹn gặp lại tất cả các bạn trong các chương trình ngoại khóa lần sau của AAC nhé!

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Để khỏi cùng con “hành xác” trong ngày 1/6

… Chương trình dàn dựng khá khoa học, bao gồm các tiết mục giải trí cao đi kèm với các trò chơi vận động rất tốt cho các cháu, lại được tổ chức trong hội trường lớn có điều hòa, tôi khỏi lo lắng vấn đề nắng nôi hay an toàn cho cháu …

Đến hẹn lại lên, các trung tâm vui chơi giải trí, các công viên trong dịp 1/6 lại chật ních khách ngay từ sáng sớm. Những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật ngay trước 1/6 là đỉnh điểm của sự hành xác. Không những các bố các mẹ mà ngay cả các con cũng phải chen lấn xô đẩy “kịch liệt” để được tham gia vào một trờ chơi, một hoạt động nào đó.
Nhận được câu hỏi “Tại sao biết đông như vậy mà không rút kinh nghiệm?”, các vị phụ huynh đều cười như mếu. Anh Hùng (ngõ Thái Phiên, Hà Nội) cho biết:
“Biết thế, nhưng Tết Thiếu Nhi mà lại, chả nhẽ bạn nào cũng được đi chơi mà con mình thì lại không? Đành cùng con hành xác tiếp mà thôi.”
Ảnh: Chen lấn mua vé vào cửa

Chị Dung (phố Trương Định, Hà Nội) chia sẻ:
“Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có rạp chiếu phim, công viên, cung Thiếu Nhi… tất cả lại cùng tập trung vào ngày cuối tuần trước 1/6 nên đông đúc là không thể tránh khỏi. Đông quá, bố mẹ thì bon chen từ tìm chỗ gửi xe cho đến mua vé cho con. Các con thì chen lấn xô đẩy mới mong vào được đến nơi mà chơi các trò chơi!”
Chị Thủy (Thanh Nhàn, Hà Nội) chen mãi mới vào được chỗ mua vé thì vé cho cho phim đó đã hết từ trước, nhìn cậu con trai tiu nghỉu mà không khỏi chạnh lòng.  Anh Vinh (phố Khâm Thiên, Hà Nội) thì dù đã mua vé xem xiếc cho con từ trước để “xí chỗ”, những tưởng sẽ yên vị, “vểnh râu” nhưng cuối cùng vẫn khốn khổ khi lòng vòng cùng cô con gái để tìm chỗ gửi xe, kết quả là vào muộn mất hẳn hơn 15 phút.
Ảnh: Công viên Thủ Lệ cũng chật kín người
Chị Phương (Ngọc Hà, Hà Nội) thì lại khác. Chị luôn lựa chọn cẩn thận địa điểm và chương trình từ trước để chị và cháu không bao giờ phải lo lắng về những vấn đề nói trên. Chị thậm chí đã có sẵn kế hoạch cho Tết Thiếu Nhi năm nay của cháu Bốp. Chị cho biết:
“Tôi thường tìm kiếm các đơn vị uy tín có tổ chức các sự kiện cho trẻ em vào dịp này. Các sự kiện này thường được tổ chức rất chu đáo, đa dạng và đặc biệt là giới hạn số cháu tham gia, vừa đảm bảo “chất” vừa đảm bảo “lượng”.
Năm nay, tôi sẽ cháu tham gia chương trình Cùng Mickey chào hè được tổ chức tại 65 Quán Sứ, tôi đã đăng ký vé cho cháu rồi. Chương trình dàn dựng khá khoa học, bao gồm các tiết mục giải trí cao đi kèm với các trò chơi vận động rất tốt cho các cháu, lại được tổ chức trong hội trường lớn có điều hòa, tôi khỏi lo lắng vấn đề nắng nôi hay an toàn cho cháu.”
Ảnh: Chuột Micky
Theo chúng tôi tìm hiểu, chương trình nói được tổ chức bởi Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (65 Quán Sứ, Hà Nội), vé mời có hạn và được phân phối miễn phí qua email info@aac.edu.vn hoặc qua số điện thoại 04. 3942 6725 / 3942 6726.
Cùng Mickey chào hè dành cho các bé trong độ tuổi từ 5 đến 10, dự kiến bao gồm các tiết mục văn nghệ, ảo thuật đặc sắc và các trò chơi dân gian vận động thể chất như Thả đỉa ba ba, Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê… Đặc biệt, trong chương trình, các em sẽ có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu và chụp ảnh lưu niệm với nhân vật hoạt hình chuột Mickey mà các em hết sức yêu thích.
Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC cũng dành 100 suất học bổng trị giá cho các bạn nhỏ may mắn tham gia chương trình.
Đây quả là một món quà ý nghĩa, để các em không còn phải cùng bố mẹ “hành xác” trong chính dịp Tết của mình!

Khuyến học đặc biệt

Tặng khóa Luyện Phát Âm Chuẩn với 100% sự giảng dạy bởi giảng viên bản ngữ trị giá tương đương 4 triệu đồng khi đăng ký khóa học 20 hoặc 40 tuần.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại 04. 3942 6725 hoặc 04. 3942 6726.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

Sáng Chủ Nhật (08/05/2011) chương trình “Cùng làm điều hay – Chung tay quyên góp” do Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC đã diễn ra thành công hơn cả sự mong đợi. Chương trình đã kết thúc mà các bạn vẫn còn háo hức như chưa bắt đầu. Được như vậy là do trong buổi ngày hôm nay đã có quá nhiều bất ngờ, các bạn lại còn được nhận các chương trình khuyến học trị giá lớn cho khóa học mùa hè của mình nữa (quý vị quan tâm chương trình khuyến học lớn cho mùa hè vui lòng liên hệ 3942 6725 / 3942 6726)
Chúng ra hãy cùng điểm lại những giây phút đáng nhớ trong buổi sáng ngày hôm đó nhé:
Mở đầu chương trình, tiết mục Vũ điệu Phương Đông với sự trình diễn của nhóm Những Chú Heo Con đã nhận được sự hưởng ứng hết sức nhiệt tình từ các bạn nhỏ và cả các vị phụ huynh:
Tiếp đến, chị MC nói lời chào khán giả và giới thiệu để chính thức bắt đầu chương trình, tất cả các bạn đều thống nhất rằng chị MC thật xinh xắn và dễ thương:
Mọi người đều rất bất ngờ với tài ca hát và vũ đạo cực kỳ điêu luyện của Đăng Quân trong ca khúc Tôi Thích, múa phụ họa – Những Chú Heo Con:
Và càng bất ngờ hơn nữa với Vũ điệu Brazil do Bảo Ngọc và Phương Anh thể hiện:
Đến phần trò chơi Tiếng Anh, các bạn ai cũng muốn lên tham gia cùng chị MC dễ thương, phải rất khó khăn chị MC mới dần chọn ra được 10 bạn:
Đăng Quân quay trở lại sân khấu với tiết mục nhảy  “học” thừ thần tượng Michael Jackson trên nền nhạc bài hát Billy Jean, lập tức sân khấu tràn ngập tiếng reo hò và tiếng vỗ tay:
Trong chương trình ngày hôm đó, các bạn nhỏ đã được “đến thăm” các miền đất, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới qua các phần biểu diễn đặc sắc của các bạn và các anh chị. Điểm đến tiếp theo còn có đất nước mặt trời mọc Nhật Bản trong tiết mục Torraku do các anh chị trong nhóm múa Hanoi Sennen Yosakoi mang tới:
Đến trò chơi thứ 2, phải có đến hơn 30 bạn lên tham gia, trong đó có cả các em rất nhỏ chỉ mới 3, 4 tuổi thôi mà đã rất tự tin thi đua cùng các “anh, chị” lớn tuổi hơn. Vì số lượng các bạn tham gia quá đông mà chị MC lại quyết định cho tất cả cùng chiến thắng nên số quà ban tổ chức chuẩn bị chỉ đủ để ưu tiên cho các bạn nhỏ tuổi hơn. Thế nhưng các bạn còn lại ai cũng vui vì được tham gia trò chơi cùng mọi người:
Bảo Ngọc và Phương Anh lại quay trở lại đưa chúng ta đến thăm Ân Độ với Vũ điệu Ấn Độ:
Thục Anh và nhóm múa trong tiết mục Sát cánh bên nhau:
Trung Thu 1952, Bác Hồ đã gửi thư cho các bạn nhỏ trên khắp đất nước, trong thư có đoạn:
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình...
Lời dạy này của Bác Hồ dường như vẫn còn mãi với Nhi Đồng Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong chương trình lần này, dù tuổi còn rất nhỏ, nhưng các bạn học viên của AAC đã biết tự chọn ra những món đồ, gói bọc lại và đem đến để tặng lại cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Mỗi bạn chỉ mang đến một gói nhỏ nhưng cuối cùng đã góp thành một số lượng khá lớn đồ quyên góp.
Các bạn nhỏ ơi, hãy tiếp tục phát huy nhé!

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Nói thế nào trong tiếng Anh khi muốn thay đổi ý kiến?

“Did I really say that?/What was I thinking?” thường được sử dụng ngay sau khi người nói nhận ra mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn thay đổi ý kiến. Chúng có hàm ý tự chỉ trích bản thân để cho việc thay đổi ý kiến dễ được chấp nhận hơn…
Linh: Anh John ơi tối nay mình có hẹn đi ăn kem Tràng Tiền đấy nhé.
John: Ok!
Linh: À mà anh ơi, hay mình đi xem phim đi. Hôm nay trời nóng thế này ra đấy nóng lắm, đi xem phim đi, trong rạp chắc mát! (cười)
John: Cũng được luôn, để lát anh đặt vé giữ chỗ.
Linh: À anh ơi, Linh nghĩ lại rồi, đi shopping đi, Linh đang muốn mua mấy cái áo, vào đấy cũng mát nữa.
John: Mệt với Linh quá! Thay đổi chóng cả mặt! You change your mind even more often than a baby changes diapers! (thay đổi ý kiến nhiều hơn cả trẻ con thay tã nữa)
Linh: Anh cũng có hơn gì Linh, cũng Change your mind faster than the weather! (thay đổi ý kiến nhanh hơn cả thời tiết)
John: Ngang như cua! Thôi được rồi, anh sẽ nhường. À mà Linh có biết là trong tiếng Anh, nếu muốn thay đổi ý kiến như Linh thì nói như thế nào không?
Linh: Tự dưng anh John hỏi thì Linh cũng không biết phải trả lời thế nào, bình thường thì cứ như phản xạ tự nhiên thôi, tự dưng bật ra thành lời. Ví dụ như lúc nãy, Linh có thể nói là Wait a minute, maybe we should go to the movies. It’s too hot outside!
Tiếp đến, Linh có thể nói là Actually, I’ve changed my mind. Let’s go shopping. Some new T-shirts would be nice.
John: Đấy đấy, đúng rồi đấy.
Linh: Thì Linh vẫn thường dùng như thế mà, còn cách nào nữa không anh John, dạy Linh luôn thể nhé.
John: Thật ra thì cũng còn một số cách nữa có thể dùng được. Cách thứ nhất của Linh (wait a minute/hang on a second) là cách rất “dân dã”, thường chỉ dùng trong văn nói, trong những tình huống thân mật.
Một số cách diễn đạt tương tự như vậy là Did I really say that?/What was I thinking? Chúng thường được sử dụng ngay sau khi người nói nhận ra mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn thay đổi ý kiến. Chúng có hàm ý tự chỉ trích bản thân để cho việc thay đổi ý kiến dễ được chấp nhận hơn. Lần sau nếu Linh muốn thay đổi ý kiến liên tục như lúc nãy thì nên dùng 2 câu này nhé. (cười)
Cách thứ 2 của Linh thì có khác một chút về sắc thái, nó có thể được dùng trong cả những tình huống thân mật và những tình huống xã giao hơn, tùy vào ngữ điệu của chúng ta.
Linh: Linh thích những trường hợp thân mật hơn, còn câu nào nữa không anh?
John: Để anh xem nào… “Come to think of it, we should have taken that offer.” (nghĩ kỹ lại thì chúng ta lẽ ra nên nhận lời đề nghị đó) hoặc I’ve had a change of heart (change of heart ≈ thay đổi cách suy nghĩ, quan điểm hay cảm nhận về một vấn đề nào đó) cũng có vẻ khá thân mật.
Linh nhớ có thể dùng On second thoughts (hay thought), we should have taken that offer với nghĩa tương tự. Linh thì không quan tâm lắm những chắc chắn các bạn độc giả đang rất muốn biết diễn đạt thế nào trong những tình huống xã giao, trang trọng hơn đó anh John.
Ít thân mật hơn một chút chúng ta có thể sử dụng “I’ve had a bit of a rethink” với ý nghĩa rằng chúng ta muốn thay đổi một chút so với những gì chúng ta đã đề cập. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khi đó chỉ là một cách nói lịch sự, có khi “một chút” đó lại thật ra là sự thay đổi hoàn toàn.
On reflection/After further consideration (Suy nghĩ kỹ thì/Sau khi cân nhắc kỹ hơn thì) là 2 phương án John thấy có vẻ thích hợp nhất trong những tình huống trang trọng. Đặc biệt After further consideration rất hay thường gặp trong thư từ giao dịch:
- On reflection, we should upgrade it! (Nghĩ lại thì chúng ta nên nâng cấp nó)
- After further consideration, we’ve come to the decision to open new branches in X city, instead of Y city as discussed in the last meeting. (Sau khi cân nhắc kỹ hơn, chúng tôi đã đi đến quyết định rằng sẽ mở thêm các chi nhánh tại thành phố X, thay vì thành phố Y như đã thảo luận trong cuộc họp trước.)
Linh: After further consideration thì hôm nay anh John thật đáng “khen thưởng”, Linh sẽ vừa đi ăn kem Tràng Tiền vừa đi xem phim với anh nhé.
John & Linh: Cám ơn các bạn độc giả đã cho chúng tôi những đóng góp thật đáng giá cũng như những lời khen tặng, động viên rất chân tình. Mọi đóng góp hay băn khoăn thắc mắc, xin vui lòng gửi vào hòm thư john.linh@aac.edu.vn.
Xin chào và hẹn gặp lại!

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Để tiếng Anh thực sự là “của mình”

Ai cũng biết “Học phải đi đôi với hành” nhưng tại sao rất nhiều người “học” cũng chăm, “hành” cũng thường xuyên mà vẫn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy?
Với tiếng Anh, học là một chuyện, dùng được lại là một chuyện.

Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu và “tiếng Anh trình độ C” không biết từ bao giờ đã là một cụm từ quen thuộc trong gần như tất cả các mẩu tin tuyển dụng. Bộ môn này giờ đây cũng là một bộ môn chính được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc tiểu học. Không những thế, rất nhiều phụ huynh đã cho con mình làm quen với tiếng Anh trước cả khi đến trường học tiếng Việt.

Được học tiếng Anh ngay từ nhỏ nhưng không phải ai cũng sử dụng trôi chảy, áp dụng hiệu quả thứ ngôn ngữ này trong cuộc sống.

Ai cũng biết  “Học phải đi đôi với hành” nhưng tại sao rất nhiều người “học” cũng chăm, “hành” cũng thường xuyên mà vẫn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy?

Liên quan đến thực trạng này, ông Paul Bell - cố vấn chuyên môn của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC chia sẻ:

Hãy tư duy bằng tiếng Anh

Hầu hết người Việt đều có thói quen nghe tiếng Anh sau đó dịch ra tiếng Việt rồi lại suy nghĩ bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh để đối đáp. Quá trình này làm cho tốc độ giao tiếp bị giảm đáng kể, gây “nhiễu” và từ đó làm cho khả năng vận dụng tiếng Anh bị ảnh hưởng.

Thói quen này là một điều rất dễ hiểu vì khi mới học ngoại ngữ, chúng ta cần có thời gian để làm quen và thích nghi với một thứ ngôn ngữ mới. Nó giống như khi chúng ta tập đi xe đạp vậy, trong đầu luôn nghĩ “mắt nhìn thẳng, đạp đều và chú ý giữ thăng bằng”. Vậy bây giờ, khi đi xe đạp, có ai vẫn vừa đi vừa nghĩ “mắt nhìn thẳng, đạp đều và chú ý giữ thăng bằng” nữa hay không?

Như đã nói ở trên, thói quen này chỉ được chấp nhận với những người mới bắt đầu. Khi đã có một vốn tiếng Anh tàm tạm, các bạn cần luyện nghe hiểu tiếng Anh mà không cần dịch ra thành văn tiếng Việt rồi tư duy bằng tiếng Anh để phản hồi.

Việc dịch đi dịch lại là dành cho phiên dịch, và ai cũng biết rằng, để dịch đi dịch lại như vậy mà vẫn đảm bảo trôi chảy thì cần phải học những lớp chuyên sâu về phiên dịch. Hiếm thấy phiên dịch viên nào không học qua lớp chuyên sâu này.
 
Với tiếng Anh, học là một chuyện, dùng được lại là một chuyện.
 
Hãy diễn đạt ý của mình bằng các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đơn giản

Tiếng Anh và tiếng Việt là 2 ngôn ngữ khác nhau với ngữ pháp khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau. Rất nhiều học viên khi trao đổi với tôi, tôi không thể hiểu nổi đang nói cái gì vì diễn đạt quá trúc trắc do cố gắng dịch theo kiểu diễn đạt của tiếng Việt.

Hãy nhớ rằng tiếng Anh cũng có rất nhiều cấu trúc đơn giản. Hãy tận dụng những gì bạn đã biết để diễn đạt ý của mình. Diễn đạt “ý” chứ không dịch chuẩn xác từng từ, hãy diễn đạt theo ngữ cảnh chứ đừng dịch từng câu từng chữ.

Nếu gặp từ nào các bạn không biết hoặc không chắc chắn, hãy sử dụng một từ khác có nghĩa tương tự, dù có thể không thật chuẩn xác 100% hoặc khác nhau về mức độ, nhưng suy cho cùng, để người ta hiểu ý của mình còn hơn là ấp úng mãi không nên lời.

Hãy tham gia các lớp học tiếng Anh tại những đơn vị uy tín hoặc tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh - tại những nơi này, bạn sẽ được học cách áp dụng những gì tôi đã trình bày ở trên một cách rất tự nhiên. Học từ thầy cô giáo là học kiến thức, học từ bạn học là học cách áp dụng.

Chúc các bạn có thể tự tin và thực sự biến tiếng Anh thành của mình!