Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

BÉ 5 TUỔI BÉ NÓI TIẾNG ANH SÀNH SỎI

BÉ 5 TUỔI BÉ NÓI TIẾNG ANH SÀNH SỎI
07 LỜI KHUYÊN

Tiếng Anh rất quan trọng, là một phần tất yếu trong hành trang đi tới thành công của mỗi người, điều này thì ai cũng biết. Nhưng, đó là đối với người lớn, còn đối với trẻ em thì sao? Độ tuổi nào thì nên cho bé học tiếng Anh và nên học kiểu gì để đạt hiệu quả cao nhất? Làm thế nào để “bé 5 tuổi bé nói tiếng Anh sành sỏi”? Đây lại là những câu hỏi mà không phải ai cũng biết câu trả lời.



Đứng trên góc nhìn về khả năng nắm bắt ngôn ngữ thì trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ càng ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các cách giải thích ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. Nếu muốn, phụ huynh có thể cho các con xem phim hoạt hình, nghe nhạc bằng tiếng Anh thường xuyên ngay từ khi các bé mới 1, 2 tuổi.

Tuy nhiên, nói về khía cạnh giáo dục, lứa tuổi thích hợp nhất để cho trẻ tham gia vào các khóa học tiếng Anh là khi các em khoảng 4 tuổi. Ở lứa tuổi này, các bé đã đủ cứng cáp để tham gia các lớp học ngoại ngữ. Vì lúc này, các hệ cơ tham gia vào quá trình hình thành tiếng nói vẫn còn rất linh hoạt, nên khá dễ dàng để làm quen với cách phát âm của một thứ ngôn ngữ mới.

Vậy, câu hỏi cuối cùng nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để việc học tiếng Anh của trẻ đạt được hiệu quả cao nhất? Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện hết sức hữu ích với bà Jenny - Trưởng phòng Đào tạo, Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (AAC) – một trong những tổ chức uy tín nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực giảng dạy các khóa tiếng Anh và kỹ năng cao cấp:

• Thưa bà, theo bà thì làm thế nào để tối ưu hóa việc học tiếng Anh của trẻ em:

- Cùng một mục đích như nhau nhưng việc giảng dạy tiếng Anh cho người lớn và việc giảng dạy tiếng Anh cho thiếu niên hay cho thiếu nhi vẫn tồn tại rất nhiều khác biệt. Có những thứ có thể áp dụng rất tốt cho tất cả các đối tượng và cũng lại có những phương pháp chỉ có thể áp dụng tốt cho một nhóm đối tượng nhất định. Tôi xin đưa ra đây một số lời khuyên bao gồm các điều nên, không nên và những điều kiện cần, những phương pháp đúng:



1. Giáo viên phải là những người được đào tạo bài bản, tâm huyết và kiên nhẫn với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác yêu mến, thích nghe người đó nói. Nếu ngược lại, trẻ sẽ có tâm trạng chán ghét hoặc sợ sệt, việc dạy và học theo đó mà mất đi tác dụng. Thật là sai lầm khi dạy trẻ học mà áp dụng “kỷ luật thép”.


2. Chương trình giảng dạy cũng như hệ thống tài liệu bổ trợ tiêu chuẩn, được xây dựng phù hợp với từng trình độ và lứa tuổi học sinh. Trẻ em học ngôn ngữ tốt hơn người lớn không có nghĩa là các em có thể tiếp thu được lượng kiến thức nhiều hơn người lớn. Việc phân bổ lượng kiến thức và các loại kiến thức cũng như thời lượng học cho các phần bài giảng khác nhau phải được cân đối và tối ưu hóa.


3. Môi trường học tập cũng hết sức lưu ý. Phải tạo cho trẻ sự thoải mái. Ngoài ra, các bạn học cùng cũng đóng vai trò tương hỗ và giúp nhau học tốt. Không nên chỉ căn cứ theo lứa tuổi mà còn phải căn cứ vào khả năng của các em. Các bạn có một chút chênh lệch về tuổi cũng có thể học cùng với nhau nếu xét về khả năng tương đồng nhau.




4. Không nên ép trẻ phải học kiến thức, mà hãy biến các bài giảng thành các hoạt động, các trò chơi, các bài hát. Một số phụ huynh thậm chí có ý kiến là “Học hay là chơi đây?!?”. Xin quý vị hãy nhớ rằng, trẻ em khác người lớn, việc học của các em do vậy cũng rất khác người lớn. Nếu để trẻ hăng say “chơi” như vậy, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên là trẻ sẽ học được những gì.

5. Việc học tiếng Anh của trẻ phải đảm bảo tính liên tục, không thể chỉ là một “khóa học thêm mùa hè” hay một “khóa học ngắn hạn cấp tốc”. Cần cho trẻ học lâu dài và tránh bắt trẻ phải học quá dầy đặc. Khóa học 1 năm, mỗi tuần 2 buổi thì hiệu quả hơn nhiều lần so với khóa học tuần 5 buổi nhưng chỉ kéo dài trong 3, 4 tháng.



6. Người lớn thường áp đặt trẻ theo ý của mình và điều này đã kìm hãm sự sáng tạo cũng lòng đam mê của các em. Thậm chí việc quá quan tâm săn sóc cũng vô hình chung cản trở sự tiến bộ của trẻ. Có rất nhiều phụ huynh khi không được vào lớp cùng con em mình thì đã chọn cách đứng ở cửa lớp để “cho yên tâm”. Việc này không những làm trẻ bị phân tâm mà còn tạo cho trẻ thói quen ỷ lại

7. Phải khuyến khích trẻ kịp thời. Không có gì là có thể tạo động lực cho bé khi nhận được lời khen hay những phần quà dù chỉ rất nhỏ từ phụ huynh, nhà trường hay thầy cô giáo. Trẻ sẽ rất cố gắng để lại được nhận những lời khen như vậy.

Việc giáo dục luôn đòi hỏi sự kết hợp từ cả phía gia đình và nhà trường, mong rằng bé dù chỉ 5 tuổi, bé cũng có thể nói tiếng Anh “sành sỏi”.

• Bé 5 tuổi, bé nói tiếng Anh “sành sỏi”, bà có thể cho biết rõ thêm?

- Như tôi đã nói ở trên, trẻ em học ngôn ngữ tốt hơn không có nghĩa là các em tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Chúng ta đừng quá kỳ vọng là con em mình có thể “học sâu, hiểu rộng” về tiếng Anh ngay từ những ngày đầu chập chững. Nói như vậy không có nghĩa là bé 5 tuổi bé không thể nói tiếng Anh “sành sỏi”. Hãy tưởng tượng, con bạn, mới chỉ 5, 6 tuổi và mới chỉ biết một vài từ, một vài câu tiếng Anh đơn giản nhưng phát âm rất chuẩn, ngữ điệu rất “Tây”. Và chỉ với chút “vốn liếng” ít ỏi đó, các bé lại rất tự tin “dốc hết ruột gan” khi gặp người nước ngoài. Thử hỏi, ngưới lớn chúng ta, có thể giỏi tiếng Anh hơn, nhưng ngữ âm ngữ điệu có thể được như vậy không? Câu trả lời là không, vì chúng ta đã quá quen với “âm” tiếng Việt rồi. Hơn nữa, với vốn tiếng Anh nhiều hơn rất nhiều, chúng ta cũng chưa thể 100% tự tin như các bé. Vậy thì tôi phải đồng ý rằng, bé 5 tuổi, bé nói tiếng Anh “Sành sỏi”.
• Cám ơn bà về cuộc nói chuyện rất lý thú ngày hôm nay.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

Quẳng gánh lo đi mà sống


Người dẫn chương trình giơ cao một ly và hỏi khán giả : "Quí vị thử đóan xem ly nước này nặng bao nhiêu "
"Điều đó còn phụ thuộc vào chuyện anh cầm nó trong bao lâu chứ "
"Đúng vậy,nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói.Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiêng tay tôi sẽ mỏi.Còn nếu tôi cầm nó trong một ngày,quí vị sẽ phải gọi xe cấp cứu cho tôi.Cùng một khối lượng ,nếu mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng nề hơn "
Trong cuộc sống cũng vậy.Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng,nó sẽ càng trở nên trầm trọng.Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã." Điều quí vị phải làm là :đặt ly nước xuống nghỉ một lát rồi lại tiếp tục cầm nó lên "
Thỉnh thỏang chúng ta phải biết đặt gánh nặng cuộc sống xuống,nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục mang nó trong quãng đời tiếp theo.Khi bạn trỏ về nhà,hãy quẳng lo âu công việc ngòai cửa.Ngày mai bạn sẽ nhặt nó lên và tiếp tục mang.


St

Ước mơ và sự thành công


Ước mơ thường gắn liền với tuổi thơ. Trẻ em đã có một thời gian được tự do nhất trong thế giới hoài bão huyền ảo của mình. Không may người lớn xuất hiện và đã phá tan tất cả. Họ thường khuyên, nhiều khi bắt con cái của mình phải nghĩ một cách thực tế nhất. Phải trở thành những con người giống họ, có cách suy nghĩ như vậy thì may ra mới bươn trải được trên đường đời.
Người lớn có cách sống như vậy không phải là sự bất ngờ, bởi lẽ họ chỉ sống với những công việc thường nhật, những khó khăn...

Trước mắt họ là một thế giới không màu sắc, và chính cái hiện tại đó đã không cho phép họ ước mơ. Cái việc tưởng chừng quá dễ dàng ấy vậy mà lại khó nhọc đến nhường nào. Như một quy luật, trẻ em trưởng thành dần trong môi trường ấy và theo thời gian chúng tự nguyện vứt bỏ những ước mơ thủa thiếu thời của mình. Để rồi dần dần mãn nguyện với phận nghèo hèn mà bản thân đã gián tiếp hoặc trực tiếp chọn.

Oscar Wilde đã từng nói: "Có những người ngay cả khi nằm cạnh rãnh nước bẩn họ vẫn cứ với tay lên bầu trời bao la kia để hái sao”. Có lẽ cũng chỉ nhờ những người trong đám "mơ hão” đó nhân loại mới ở vị trí của ngày hôm nay. Chỉ nhờ những ước mơ tưởng chừng như nực cười đó mà cái không có thể đã trở thành cái có thể.

Đương nhiên chỉ có những ước mơ không thì chưa đủ, nhưng chỉ có những thứ đó mới chắp cho bạn đôi cánh bay lên bầu trời bao la kia để hái những vì sao lấp lánh.

ST

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

What is the difference between "on time" and "in time"??

What is the difference between "on time" and "in time"?
A lot of students are confused between these 2 prepositions. But it's not as complicated as you think, here are simple definitions and examples:


"On time" = at the planned time; neither late nor early:
đúng thời gian dự kiến, không sớm và cũng không muộn

- Dear all, the meeting will start at 9 a.m so please be on time = be there at 9 a.m and don't be late.
cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 9 giờ sáng, xin đúng giờ = hãy có mặt lúc 9 giờ và không đến muộn


- Everything went very well, the show started and ended on time = there was a schedule, the show started and ended at the planned time.
Mọi thứ đều diễn ra rất tốt, buổi diễn bắt đầu và kết thúc đúng giờ = đã có kế hoạch, buổi diễn bắt đầu và kết thúc đúng thời gian đã dự kiến.


"In time" = with enough time to spare; before the last moment:
còn đủ một chút thời gian trước thời gian quy định hay trước khi sự kiện diễn ra.


- It was raining very hard but I still managed to get home in time for dinner.
Trời mưa rất to nhưng tôi cũng xoay sở để về nhà kịp bữa tối.
- The meeting will start at 3 p.m. Please be there in time so we can have a little chit chat before the meeting? = please be there a little bit earlier so we can spare some time to talk.
Cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 3 giờ chiều. Đến đó kịp lúc để chúng ta có thể nói chuyện một chút trước khi họp nhé? = hãy đến sớm hơn một chút để chúng ta có đủ thời gian nói chuyện.


- The firefighters have arrived in time to stop the fire. = they have arrived before the fire got worse.
Lính cứu hỏa đã đến kịp lúc để dập đám cháy = họ đã đến kịp trước khi đám cháy trở nên tệ hơn


Hope this will help.
Cheers!