Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?


Dù đều mang nghĩa giúp người nghe cảm thấy thoải mái nhưng 2 câu này vẫn có chút khác nhau: “make yourself at home” để dùng khi khách vừa đến, mới bước vào nhà còn “be my guest” thể hiện sự đồng ý một cách lịch sự khi người khách có yêu cầu gì đó với chủ nhà.
Linh: Chuyên mục John & Linh xin chào tất cả các bạn!
 
John: Chào Linh! Nghe nói Linh vừa đi du lịch nước ngoài về hả? Phong cách trông tây hẳn ra đấy.
 
Linh: Haha, anh John lại trêu em rồi. Linh vừa đi công tác mấy ngày, tranh thủ đi thăm nhà vài người bạn nước ngoài. Đây là lần đầu tiên em đi chơi ra khỏi Việt Nam đấy anh John ạ.
 
Đi mấy ngày mà học hỏi được rất nhiều thứ đấy nhé.
 
John: Ồ, Linh có bài học đơn giản nào có thể truyền đạt lại cho các bạn không?
 
Linh: Hôm nay Linh sẽ giới thiệu với các bạn một vài câu nói khi tiếp khách đến nhà. Anh John biết khi muốn bạn bè thoải mái tự nhiên khi bước vào nhà mình, chúng ta phải nói thế nào không?
 
John: Oh my God! Sao lại đố một người nước ngoài chính hiệu như anh? Haha…
 
Khi Linh sang nhà anh John, anh sẽ nói:
Make yourself at home!
(Cứ tự nhiên như ở nhà nhé!)
 
Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?
 
Anh nói thế để khách khứa, bạn bè thấy thoải mái hơn, không phải ngại ngần vì đó không phải nhà của họ.
 
Linh: Câu nói này cũng tương tự như câu bạn em nói hôm đấy:
 
My house is your house!
(Cứ tự nhiên nhé, nhà tôi cũng như nhà bạn thôi!)
 
Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?
 
Nghe thế xong là em cũng chẳng khách sáo gì nữa, chạy khắp các phòng tham quan luôn, haha. Em lại đố tiếp “người nước ngoài” thêm câu nữa, “be my guest” có thể dùng tương đương với “make yourself at home” được không?
 
John: Hmm, câu đố thật quá khó đối với người bản ngữ.
 
Mặc dù đều mang nghĩa giúp người nghe cảm thấy thoải mái nhưng 2 câu này vẫn có chút khác nhau: “make yourself at home” để dùng khi khách vừa đến, mới bước vào nhà còn “be my guest” thể hiện sự đồng ý một cách lịch sự khi nhận được yêu cầu nào đó. Ví dụ:
 
Can I drink some coffee in the bridge?
(Tôi có thể uống chút cà phê trong tủ lạnh được không?)
 
Be my guest!
(Được chứ, bạn cứ tự nhiên!)
 
Hoặc là:
 
Hoặc là:
Linh: John, can I watch TV in your living room? There is a fashion show at the moment.
(John, em có thể xem ti vi trong phòng khách không? Bây giờ đang có chương trình thời trang.)
 
Anh John sẽ mỉm cười trìu mến: Be my guest!
(Em cứ tự nhiên!)
 
Linh: Eo ơi cười trìu mến cơ á…
 
John: Đấy là anh đang ví dụ lịch sự thế, chứ anh John biết thừa Linh có bao giờ cần hỏi han gì đâu, lúc nào em cũng “make yourself at home” mà, haha.
 
Linh: Thì chỗ anh em mình cần gì khách sáo nữa chứ.
 
Để thay thế cho “be my guest”, chúng ta còn có “please help yourself” với cách dùng tương tự, ngỏ ý là người nghe cứ hành động tự nhiên, không cần khách sáo xin phép gì cả:
 
Linh, can I use your laptop for a while?
(Linh, cho anh dùng nhờ laptop một lúc nhé?)
 
Please help yourself!
(Anh cứ dùng đi!)
 
John & Linh:

John & Linh: Chúng ta vừa được giới thiệu một số câu nói cơ bản để giao tiếp khi có khách đến chơi nhà. Sử dụng đúng bối cảnh những câu nói trên là các bạn đã có thể trở thành những vị chủ nhà lịch thiệp, hiếu khách rồi đấy.

Trước khi chia tay, John & Linh xin “mách” nhỏ các bạn đang có nhu cầu học và thi TOEIC  về “Hội thảo Thi TOEIC Điểm Cao” do Trung tâm Anh ngữ AAC tổ chức. Các bạn có thể thao khảo tại đây và đăng ký ngay nhé, hội thảo miễn phí nhưng chỗ ngồi có hạn thôi!

Chúc các bạn một ngày học tập và làm việc gặp nhiều may mắn!

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Màu sắc trong tiếng Anh không chỉ là màu sắc


Black trong tiếng Anh cũng để nói về sự xúi quẩy, đen đủi… Tuy nhiên màu đỏ - red lại không chỉ sự may mắn mà diễn đạt sự bức xúc, tức giận vô cùng. Các bạn có thể nói “I’m red hot” để thay thế cho câu “I’m very angry”.
John: Chào các bạn, John & Linh đã trở lại và lợi hại như tuần trước!
Hello, Linh! Em đang làm gì mà cứ thơ thẩn đứng ngắm cửa sổ thế?
Linh: Anh John đến rồi đấy à! Ra đây em cho xem cầu vồng mau lên, vừa mưa xong cầu vồng đẹp quá này.
John: Ồ, lâu lâu rồi mới lại thấy cầu vồng, nhiều màu sắc đẹp thật.
Linh biết không, trong tiếng Anh, những từ chỉ màu sắc đôi khi còn mang cả sắc thái cảm xúc đấy.
Linh: Có phải giống trong tiếng Việt không anh John, người Việt cũng thường dùng hai màu đen và đỏ để thể hiện sự xui xẻo hoặc may mắn?
 
John:
John: Cũng tương tự như thế nhưng chi tiết khác một chút các bạn ạ.
Black trong tiếng Anh cũng để nói về sự xúi quẩy, đen đủi:
What a black day! My wallet is empty…
(Một ngày đen đủi! Ví tôi hết sạch tiền…)
Tuy nhiên màu đỏ - red lại không chỉ sự may mắn mà diễn đạt sự bức xúc, tức giận vô cùng. Các bạn có thể nói “I’m red hot” để thay thế cho câu “I’m very angry”.
Linh: Có phải khi tức giận thường mặt sẽ đỏ bừng lên, thế nên red mới tượng trưng cho sự tức giận đúng không anh John?
Thế còn màu hồng – pink thì sao? Đây là màu ưa thích của một số các bạn teen bây giờ đấy.
John: Pink sẽ được sử dụng khi bạn nói một cách hài hước về sức khỏe, trạng thái của mình. Chẳng hạn khi ai đó hỏi “how are you?”, thay vì trả lời “I’m fine” để thể hiện bản thân mình vẫn khỏe mạnh thì chúng ta có thể nói “I’m in the pink” (tôi đang rất khỏe mạnh), ý nghĩa tương tự nhưng cách nói này có phần hóm hỉnh hơn.
 
Linh:
Linh: Thế nếu không khỏe thì có màu sắc nào khác diễn đạt được không hả anh John?
John: Trong trường hợp này thì đối nghịch với pink sẽ là green. Khi sức khỏe không tốt, sắc mặt yếu ớt, chúng ta sẽ sử dụng green.
After a long trip, she looks so green.
(Sau một chuyến đi dài, cô ấy trông khá mệt mỏi.)
Hoặc khi muốn nói về sự ghen tức, đố kị, các bạn có thể dùng “màu sắc” này ở nghĩa bóng:
She looks at my prize with green eyes.
(Cô ta nhìn phần thưởng của tôi bằng ánh mắt ghen tị.)
Và cả khi muốn diễn tả sự non nớt kinh nghiệm, green cũng được sử dụng khá phổ biến:
They assign him many difficult tasks although he’s only a green hand.
(Họ giao cho anh ta nhiều nhiệm vụ khó dù anh ấy chỉ là lính mới.)
Vẫn còn một màu xanh nữa là blue, Linh có đoán được blue mang sắc thái gì không? Anh gợi ý nhé, hãy liên tưởng một chút đến âm nhạc.
 
Linh:
Linh: Để em nghĩ xem nào… Có thể loại nhạc blue này, một loại nhạc khá buồn, mà red và blue thì thường trái ngược nhau, nếu red để chỉ sự giận giữ, trạng thái mãnh liệt thì blue chắc hẳn liên quan tới sự buồn bã, rầu rĩ rồi?
John: Suy luận của Linh rất chính xác! Màu xanh da trời – blue chính là nói về sự buồn rầu. Khi các bạn nói “I’m feeling blue” thì người nghe cũng hiểu được rằng bạn đang rất buồn, tương tự như “I’m sad”.
John & Linh: Chúng ta vừa được khám phá thêm nghĩa bóng của một số tính từ chỉ màu sắc, nói về tình trạng, sắc thái của con người. John & Linh tin rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn diễn đạt sinh động hơn cảm xúc của bản thân mình trong nhiều tình huống.
Chúc các bạn vui vẻ ! Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Thú vị thành ngữ trong tiếng Anh

Couch potato là một từ để chỉ sự lười biếng, ì ạch các bạn ạ. Chẳng hạn khi ai đó chỉ nằm ườn xem ti vi vào ngày chủ nhật, chẳng hoạt động gì cả, chúng ta sẽ dùng couch potato, như củ khoai tây nằm trên ghế dài vậy.
Linh: Rất vui được gặp lại các bạn trong chuyên mục John & Linh!
John: Chào các bạn! Hôm nay John & Linh sẽ có một chủ đề khá hấp dẫn, đó là thành ngữ trong tiếng Anh. Và một điều đặc biệt, những thành ngữ sắp được đề cập dưới đây đều có chút liên quan tới các bữa ăn các bạn ạ.
Linh: Ồ, nghe hấp dẫn quá anh John nhỉ? Chúng ta bắt đầu luôn nhé!
John: Linh và các bạn đã sẵn sàng chưa? Thành ngữ đầu tiên mà anh John giới thiệu: couch potato, Linh có đoán được từ này nghĩa là gì không?
 
Linh:
Linh: Couch là cái ghế dài, potato là củ khoai tây… Nhưng hai từ này kết hợp thì em lại không hiểu ý nghĩa lắm?
John: Couch potato là một từ để chỉ sự lười biếng, ì ạch các bạn ạ. Chẳng hạn khi ai đó chỉ nằm ườn xem ti vi vào ngày chủ nhật, chẳng hoạt động gì cả, chúng ta sẽ dùng couch potato, như củ khoai tây nằm trên ghế dài vậy.
I’m usually a couch potato on Sunday, just eat and watch TV.
Linh: John did nothing all day, he was a couch potato.
John: Hèm … hèm…
Tiếp theo là một từ cũng thú vị không kém. Anh John đố các bạn biết, khi nào chúng ta dùng từ a piece of cake?
 
Linh:
Linh: A piece of cake? Chắc chắn là từ này xuất hiện trong mỗi dịp sinh nhật rồi, sau khi cắt bánh mỗi người được một miếng đúng không anh John?
John: Ha ha ha, kể cũng đúng đấy chứ nhỉ. Nhưng từ này còn mang một nghĩa bóng rất phổ biến nữa các bạn ạ, a piece of cake được dùng để diễn tả sự dễ dàng, một việc nào đó rất đơn giản. Anh John lấy ví dụ nhé:
The exam is a piece of cake, I can finish it in 30 minutes.
Hoặc là:
Your problem is only a piece of cake. Take it easy!
Linh: Tức là chuyện đơn giản, nhỏ bé như mẩu bánh vậy, đúng không anh John?
John: Đúng như thế! Bây giờ một thành ngữ khác dễ hơn nhé, anh John tin là lần này nhiều bạn sẽ đoán được: bottoms up!
Gợi ý một chút, từ này liên quan tới ăn uống liên hoan các bạn nhé.
 
Linh:
Linh: À, em biết rồi, đây là chính là câu “cạn chén”, “trăm phần trăm” mà chúng ta hay hô mỗi khi chạm cốc đây mà. Bottoms up là dốc cạn chai/cốc cho đáy ngược lên, uống hết mới thôi, đúng chưa nào?
John: Rất chính xác! Anh John ở Hà Nội bao lâu nay, mỗi lần uống với bạn bè toàn bottoms up thôi, tửu lượng bây giờ á, cải thiện đáng kể rồi đấy nhớ.
Và một từ nữa có nghĩa bóng khá thú vị, Linh và các bạn có biết khi người ta nói “out to lunch” có nghĩa là gì không?
Linh: Ra ngoài ăn trưa?
Còn nghĩa bóng thì em cũng chịu rồi, câu này khó quá.
 
John:
John: Đây là một câu nói trêu đùa, khi muốn nói ai đó đầu óc lơ đễnh, ngơ ngẩn, tâm trí “đang bận ăn trưa”, không tập trung, giống như Linh thỉnh thoảng vẫn hay chập cheng đấy, haha.
Sometimes Linh is out to lunch, I can’t understand what she says.
John & Linh: Vừa rồi là một vài thành ngữ mang ý nghĩa khá vui nhộn. Hy vọng sẽ giúp các bạn không chỉ nâng cao kiến thức tiếng Anh mà còn thư giãn sau một tuần học tập và làm việc.
Chúc các bạn tuần mới vui vẻ, và đừng quên ghé thăm website www.aac.edu.vn với những chương trình khuyến học và những bài viết mới nhất nhé!

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Thú vị từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Anh


Tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng luôn có những từ đồng âm khác nghĩa mà đôi lúc chúng ta thường bị nhầm lẫn, trong những trường hợp đó thì ngữ cảnh là một yếu tố rất quan trọng để người nghe có thể hiểu được nghĩa của câu.
John: Hello các bạn trẻ! Tuần mới của các bạn thuận lợi cả chứ?
Linh: Chào anh John! Hôm nay trông anh tràn trề năng lượng quá, cứ như vận động viên Olympic ý nhỉ.
John: À đấy, nhân tiện nhắc đến, hôm qua Chủ Nhật anh ra quán xem thi đấu Olympic với mọi người, học được một câu rất là hay nhé:
Trọng tài trọng tài vận động viên
Vận động viên động viên trọng tài.
“Trọng tài” thứ nhất là một nghĩa nhưng “trọng” và “tài” đứng sau lại có nghĩa khác. “Vận động viên” và “động viên” cũng thế, đọc có thể thấy giống nhau nhưng ý nghĩa thì khác nhau.
Linh: Trình độ tiếng Việt của anh John ngày càng cao rồi đấy, gần bằng trình độ tiếng Anh của Linh rồi, haha.Những từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Anh em cũng biết tương đối đấy nhé.
Chẳng hạn:
The man closes the window because the storm is coming closer.
(Người đàn ông đóng cửa sổ vì cơn bão đang đến gần hơn.)
Hai từ “close” trong câu trên có hai nghĩa, một là “đóng” (cửa), hai là “gần”.
Hoặc
I want to go to Turkey and eat turkey.
(Tôi muốn đi Thổ Nhĩ Kỳ và ăn thịt gà tây.)
 
Turkey ở đây vừa có nghĩa là đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, vừa có nghĩa là món gà tây.
 
John:
John: Ồ, thế anh John đố Linh kể thêm 1 đất nước nữa mà cũng có từ đồng âm khác nghĩa đấy!
Linh: Quá dễ, quá dễ!
John is polishing his Polish table.
(John đang đánh bóng chiếc bàn Ba Lan của anh ấy.)
 
“Ba Lan” cũng chính là “đánh bóng”, đúng chưa nào?
 
John:
John: Linh thật siêu quá, đúng là không thể đánh giá thấp được.
Bây giờ khó hơn đi, em phải nói một câu mà trong đó một từ thể hiện ba nghĩa khác nhau nhé.
Linh: Để em xem nào…
He deserted the desert because he didn’t have desserts after meals.
(Anh ta rời bỏ sa mạc vì không có món tráng miệng sau các bữa ăn.)
Desert thứ nhất là rời bỏ, desert thứ hai là sa mạc, còn dessert cuối cùng viết khác một chút, lại là món tráng miệng.
John: Ồ, câu này chưa đạt yêu cầu lắm vì “rời bỏ” và “hoang mạc” viết giống nhau nhưng cách đọc lại khác giữa /'dizət/ và /de'zə:t/, còn “món tráng miệng” dù phát âm /'dizət/ giống “rời bỏ” nhưng viết lại khác một chút rồi.
Vẫn chưa tính câu này nhé, một từ có ba nghĩa cơ mà, ít nhất cách viết cũng phải giống nhau hết chứ.
Linh: Ôi anh John khó tính thế! Nhưng không sao, Linh vẫn còn câu khác:
Tomorrow we need to be present at Linh’s birthday party to present thepresent.
(Ngày mai chúng ta cần có mặt tại bữa tiệc sinh nhật Linh để tặng quà.)
 
Chuẩn xác một từ present mang ba nghĩa chưa anh John?
 
John:
John: Haha, đạt yêu cầu rồi đấy. Anh sẽ giúp Linh thêm một ví dụ nữa, câu này đơn giản thôi nhưng một từ cũng có ba nghĩa đấy nhé.
can can a can.
(Tôi có thể đóng một cái hộp.)
Can ở đây vừa là động từ khuyết thiếu, vừa là động từ và danh từ, Linh thấy lợi hại chưa?
John & Linh: Các bạn ạ, tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng luôn có những từ đồng âm khác nghĩa mà đôi lúc chúng ta thường bị nhầm lẫn, trong những trường hợp đó thì ngữ cảnh là một yếu tố rất quan trọng để người nghe có thể hiểu được nghĩa của câu. Hy vọng một vài ví dụ vừa rồi có thể giúp các bạn hình dung thêm về sự phong phú trong từ ngữ tiếng Anh.
Chúc các bạn một tuần mới gặp nhiều may mắn!

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Cách sử dụng một số tiền tố trong tiếng Anh


Những tiền tố mis-, dis-, un-, im- khi đứng trước một từ nào đó, sẽ làm cho từ đó có nghĩa ngược lại, phủ định của nó. Và mặc dù có cách dùng tương đương nhưng những tiền tố này không thể thay thế cho nhau được.
John: Hello everybody!
Linh: John & Linh xin chào các bạn độc giả!
John: Này Linh, chủ đề của chương trình tuần này là gì thế? Anh John đang nóng lòng muốn biết.
Linh: À, hôm nay anh em mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng một số tiền tố làm đảo ngược ý nghĩa của từ, đó là: mis-, dis-, un- và im-
John: Những tiền tố này khi đứng trước một từ nào đó, sẽ làm cho từ đó có nghĩa ngược lại, phủ định của nó.
Trước hết là dis-, Linh giúp anh lấy một vài từ có tiền tố này xem nào.
 
Linh:
Linh: Nhắc đến dis- thì em nghĩ ngay đến dislike và disconnect, 2 từ ngày có nghĩa trái ngược với like và connect:
dislike the shirt you’re wearing.
(Em không thích chiếc áo anh đang mặc.)
When you wear this shirt, internet is usually disconnected.
(Khi nào anh mặc cái áo này là mạng hay bị ngắt kết nối.)
Em đã để ý rồi, cứ hôm nào anh John mặc cái áo này là y như rằng mạng chập chờn.
John: Ôi trời, chẳng liên quan gì cả, thật oan uổng cho chiếc áo này quá.
Linh: Tí nữa anh chạy về thay cái khác ngay đi nhé. Hoặc như appear là xuất hiện, khi thêm dis- ở trước thì trở thành “biến mất”.
John:
John: Tiếp theo là un-, anh John sẽ lấy ví dụ về những từ có un- đằng trước nhé:
Unlucky: It’s very unlucky, he fails the exam.
(Thật không may, anh ấy thi trượt.)
Unknown & unlock: An unknown person has been standing outside for hours because he couldn’t unlock the door.
(Một người lạ đứng ngoài trời hàng giờ vì anh ta không mở được cửa.)
Linh: Một tiền tố nữa là im-, có thể đứng trước possible, mediate, … để trở thành impossible, immediate, …
It’s impossible for me to go out after 11pm.
(Tôi không thể đi chơi sau 11 giờ đêm.)
His father wants him to manage his family’s company immediately.
(Bố anh ấy muốn anh ấy trực tiếp quản lý công ty của gia đình.)
 
John:
John: Còn mis- cũng là một tiền tố chúng ta hay gặp nhưng lại mang ý nghĩa hơi khác một chút các bạn nhé. Chẳng hạn misunderstand không phải là “không hiểu” mà là “hiểu sai”, tương tự misaddress thì được hiểu là “ghi sai địa chỉ”:
He misaddressed the envelope, so I couldn’t receive his mail.
(Anh ta ghi sai địa chỉ phong bì, vì vậy tôi không thể nhận được thư.)
John misunderstood the lesson because he didn’t focus.
(John hiểu sai bài giảng vì anh ấy không tập trung.)
 
John & Linh:
John & Linh: Trên đây chỉ là vài tiền tố thường gặp có tác dụng đảo ngược ý nghĩa của từ, trong tiếng Anh vẫn còn nhiều những tiền tố khác như il-(legal >< illegal) hay in- (credible >< incredible), … mà chúng ta sẽ bàn luận vào một dịp khác. Những tiền tố này dù có cách dùng tương đương nhưng lại không thể thay thế cho nhau, cách tốt nhất để nhớ tiền tố nào có thể ghép với từ nào là chịu khó học thuộc và đặt thật nhiều ví dụ khác nhau các bạn ạ.
Chúc các bạn học thật kĩ, nhớ thật lâu nhé!
Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Cách dùng một số động từ đi cùng “off”


“Call off” có nghĩa là hủy bỏ, tương tự như “cancel”; “put off” được sử dụng như “delay”, nghĩa là trì hoãn. Còn “write off” là chấp nhận hoặc bỏ qua sự tổn thất nào đó.
Linh: Rất vui được gặp lại các bạn trong Chuyên mục John & Linh tuần này!
John: Chào các bạn! Chào Linh! Tháng này Linh có vẻ bận rộn với cơ sở mới khai trương của AAC quá nhỉ? Đã chuẩn bị sẵn sàng với chủ đề hôm nay của anh John chưa?
Linh: Dạo này dù có nhiều công việc nhưng những lời thách thức của anh không thể nào làm khó Linh được đâu, haha.
John: Ok, thế chúng ta bắt đầu nhé. Bây giờ anh John và Linh sẽ giới thiệu tới mọi người những động từ đi cùng với “off”. Em sẽ phải liệt kê và hướng dẫn cách sử dụng chúng. Để xem Linh biết được bao nhiêu từ nào?
Linh: Ồ, về chủ đề này thì em biết cũng kha khá đấy. Đầu tiên là “call off”, có ý nghĩa là hủy bỏ, tương tự như “cancel”. Ví dụ:
call off the engagement tomorrow. My parents want me to stay at home.
(Tôi hủy bỏ cuộc hẹn ngày mai. Bố mẹ muốn tôi ở nhà.)
 
John:
John: Tốt lắm! Linh đã có một từ chính xác. Tiếp tục nào!
Linh: Để em xem nào… Tiếp theo là “pay off” và “put off”.
“Put off” sẽ được hiểu là trì hoãn, cũng giống với “delay” các bạn ạ:
Perhaps we should put off the trip to Ha Long Bay. A big storm is coming.
(Có lẽ chúng ta nên tạm hoãn chuyến đi Vịnh Hạ Lọng. Một cơn bão lớn đang đến.)
Còn “pay off” được dùng để diễn tả hành động trả hết một khoản nợ nào đó.
Chẳng hạn như:
John spends all money to pay off the loan he borrowed me last week.
(John dành toàn bộ tiền để trả khoản nợ anh ấy vay tôi tuần trước.)
John: Haha, anh John đã hứa là sẽ trả bằng một buổi xem phim rồi mà, nhưng Linh lại toàn bận thôi.
Em cũng biết khá nhiều động từ đi với “off” đấy chứ nhỉ. Sắp cạn từ chưa để anh trợ giúp cho nào? 
Linh:
Linh: Anh đánh giá em hơi thấp đấy nhé. Em còn biết mấy từ nữa cơ.
Các bạn có biết “live off” không? Nghĩa là sống dựa vào một nguồn tiền nào đó:
Pupils live off their families because they are too young to earn money.
(Học sinh sống dựa vào gia đình vì họ quá nhỏ để kiếm tiền.)
Còn từ “take off” có nghĩa là diễn ra rất tốt, rất thuận lợi.
Anh John có vẻ đang muốn lấy ví dụ giúp em phải không?
John: Linh’s study at university took off. She can get a good job after graduation.
(Việc học của Linh ở trường đại học rất tốt. Cô ấy có thể kiếm một công việc tốt sau khi tốt nghiệp.)
Linh: Anh John thật khéo nịnh quá. Tạm thời em liệt kê chừng ấy từ, anh thấy đã đủ chưa? 
John:
John: Lúc đầu anh nghĩ Linh chỉ biết một, hai từ thôi, không ngờ lại khá thế. Anh John nói thêm một từ nữa để em và các bạn biết thêm nhé, “write off” có nghĩa là chấp nhận sự mất mát, tổn thất nào đó hoặc gạt nó sang bên cạnh. Ví dụ:
I should write off the result of last exam and study harder.
(Tôi nên gạt kết quả bài thi trước sang một bên và học tập chăm chỉ hơn.)
John & Linh: Chúng ta vừa được mở rộng vốn từ của mình bằng những động từ đi cùng với “off”. John & Linh tin rằng những cụm từ này sẽ góp ích phần nào trong việc rèn luyện tiếng Anh của các bạn độc giả.
Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau!

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Nguồn gốc tên các ngày trong tuần


Chúng ta vẫn thường nói thứ Hai, thứ Ba, Chủ Nhật... là Monday, Tuesday, Sunday..., nhưng lại ít khi thắc mắc: trong tiếng Anh thì tên gọi những ngày đó xuất phát từ đâu nhỉ?
John: Xin chào các bạn độc giả của Chuyên mục John & Linh! 
Linh: Hi, anh John! Hôm nay anh muốn bàn luận với mọi người chủ đề gì thế?
John: À, John đang có một câu hỏi khá hay cả nhà ạ, cảm ơn độc giả ở địa chỉ mail thuydtd.thn@....com.vn đã đóng góp câu hỏi cho chương trình.
Chúng ta vẫn thường nói thứ Hai, thứ Ba, Chủ Nhật... là Monday, Tuesday, Sunday... nhưng lại ít khi thắc mắc: trong tiếng Anh thì tên gọi những ngày đó xuất phát từ đâu nhỉ?
 
Linh:
Linh: Ồ, câu hỏi rất thú vị! Nhiều người bản ngữ cũng chưa chắc biết điều này đâu nhé, nhưng em đã từng được nghe một thầy giáo ở AAC giải thích rồi đấy anh John ạ.
John: Thực ra cũng có một số tài liệu khác nhau nói về nguồn gốc tên gọi các ngày trong tuần, giữa chúng hầu hết là tương đồng nhưng cũng có một số khác biệt. Theo John được biết thì một tuần chia ra làm 7 ngày vì theo người châu Âu cổ, Trái Đất là trung tâm của vũ trụ,  có 7 hành tinh quay xung quanh là Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thời đó loài người cũng chỉ mới biết đến 7 kim loại vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân.
Ngày Chủ Nhật – Sunday chính là ngày của Mặt Trời “Day of the Sun”, và cũng tương ứng với “gold” – thứ kim lại quý giá nhất.
 
Linh:
Linh: Ngày thứ Hai sẽ ứng với nguyên tố bạc, và nó cũng tượng trưng cho Mặt Trăng vì trong tiếng Đức, thứ Hai là Montag, nghĩa là ngày Mặt Trăng.
John: Thế Linh có biết tại sao thứ 3 lại là “Tuesday” không?
Linh: Bởi vì thứ Ba là ngày của sao Hỏa và nguyên tố sắt, mà sao Hỏa với vũ khí (sắt) đều tượng trưng cho chiến tranh nên Tuesday được lấy theo tên của thần Tiw (Týr) là thần chiến tranh, thường gọi là “Tiw’s Day”.
Tiếp theo, Wednesday là ngày của sao Thủy và nguyên tố thủy ngân, bắt nguồn từ tên vị thần Woden (hay Wodan, còn gọi là Odin).
John: Ái chà, Linh cũng khá hiểu biết đấy chứ nhỉ!
 
Linh:
Linh: Cũng bình thường thôi, haha. Em còn biết thứ Năm – Thursday là nguồn gốc từ chữ “thunor” có nghĩa là sấm, nó tượng trưng cho sao Mộc và nguyên tố kẽm.
John: Cũng có người nói rằng thứ Năm bắt nguồn từ vị thần Thor – Thor’s day đấy Linh ạ.
Thế thứ Sáu thì thế nào?
Linh: Thứ Sáu là ngày của kim loại đồng và sao Kim, tượng trưng cho tình yêu nên Friday được lấy từ tên vị thần tình yêu và sắc đẹp – Freya (Frige, Fria).
John: Rất chính xác! Và cuối cùng, thứ Bảy – Saturday lại được cho là không tốt lắm khi nó tượng trưng cho thứ kim loại độc hại là chì và ngôi sao mang lại những điều không may – sao Thổ, phát âm là Saturn.
 
John & Linh:
John & Linh: John & Linh vừa giới thiệu với các bạn về nguồn gốc tên gọi các ngày trong tuần bằng tiếng Anh. Chuyên mục luôn chào đón những câu hỏi đóng góp của tất cả mọi người ở địa chỉ email:john.linh@aac.edu.vn
Linh: Tuần trước sau khi anh John chia sẻ về chương trình khuyến học mừng khai trương cơ sở mới AAC 62, 64 Trần Thái Tông (Nguyễn Phong Sắc kéo dài), rất nhiều bạn đọc đã email hỏi thêm thông tin, làm hòm thư của John & Linh “chật cứng”.
Linh xin nhắc các bạn rằng chương trình khuyến học đặc biệt này hiện chỉ áp dụng tới hết tháng 7 thôi các bạn nhé. Các bạn có thể liên lạc trực tiếp tới số điện thoại 04. 3792 5288 để đăng ký nhé.
John & Linh: Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Sự khác nhau giữa “at hand” và “in hand”


Khi có thứ gì đó sẵn sàng trong tầm tay, có thể sử dụng ngay thì sẽ dùng “at hand”. Còn khi có thứ gì đó nhiều trên mức cần, chúng ta thường dùng “in hand”.
John & Linh: John & Linh rất vui được trở lại cũng các bạn trong chuyên mục tuần này!
John: Tuần trước và tuần này hẳn rất nhiều bạn đang rất bận rộn với kỳ thi đại học, John & Linh chúc các bạn hoàn thành tốt kỳ thi và hãy nhớ đừng bỏ sót 1 kỳ nào của chuyên mục nhé!
Linh: Ôi lại nhớ năm đầu tiên thi đại học, Linh đã chủ quan, trước kì thi mấy tháng vẫn thản nhiên “I still have time in hand”. Kết quả là phải chờ thêm 1 năm nữa để thi lại đấy anh John ạ.
 
John:
John: Haha, ai bảo cứ nước đến chân mới nhảy, ôn thi đại học là phải có quá trình, không thể coi thường được đâu. Mà nhân tiện Linh đã đề cập, anh John sẽ giúp các bạn phân biệt sự khác nhau giữa “in hand” và “at hand” nhé:
Bắt đầu với “at hand”. Khi chúng ta có thứ gì đó sẵn sàng trong tầm tay, có thể sử dụng ngay thì sẽ dùng “at hand”. Chẳng hạn trước khi lên đường đi nghỉ mát, mọi người sẽ phải kiểm tra lại hành lý xem mọi thứ đã đầy đủ chưa:
Everything we need is at hand. Let’s enjoy the vacation.
(Mọi thứ chúng ta cần đều sẵn sàng. Lên đường đi nghỉ thôi.)
Hoặc khi Linh muốn rủ anh đi shopping, em sẽ phải nói là:
 
Hoặc khi Linh muốn rủ anh đi shopping, em sẽ phải nói là:
Would you like to go shopping with me? I have some money at hand.
(Anh đi mua sắm với em nhé? Em có chút tiền đây rồi.)
 
Linh:
Linh: Haha, anh John cứ hay bị mơ mộng thế nhỉ, chẳng rủ em đi thì thôi chứ.
Ngoài ra, còn một cụm từ có thể dùng theo nghĩa tương tự, đó là “to hand”. Ví dụ:
Before going into meeting room, I must prepare every document to hand.
(Trước khi vào phòng họp, tôi phải chuẩn bị mọi tài liệu sẵn sàng.
John: Còn đối với từ “in hand”, các bạn sẽ sử dụng khi có thứ gì đó nhiều trên mức cần, có thứ “dự trữ” để sử dụng. Ví dụ như lúc chiều qua, Linh tỏ ra rất lạc quan khi xe máy bị hỏng:
I don’t know why my motorbike can’t work, but I have a bicycle in hand.
(Em không hiểu sao xe máy không chạy, nhưng mà em vẫn còn cái xe đạp.)
 
Linh:
Linh: Đạp xe càng khỏe người chứ sao, vẫn hơn anh John không có xe đạp, haha.
Mà cũng nhờ đạp xe nên em mới đến được chỗ hẹn đấy anh John ạ, được bạn em cho 2 thẻ giảm giá đi ăn buffet, thật không uổng công. Thẻ được dùng đến hết tháng này đấy, anh John thu xếp thời gian đi nhé.
John: We have a whole month in hand. Don’t worry!
(Chúng ta còn cả tháng cơ mà. Đừng lo!)
Từ giờ đến cuối tháng thế nào anh cũng đi được, chẳng mấy khi được Linh mời cơ mà.
Linh: Đây chỉ là thẻ giảm giá thôi, anh John phải trả phần còn lại đấy, haha.
“In hand” còn có một nghĩa nữa, nói về chủ đề nào đó hay việc gì đó đang được bàn luận, đang được giải quyết.
Ví dụ:
The story in hand is about the journey to Da Nang city last month.
(Câu chuyện đang bàn luận là về chuyến đi Đà Nẵng tháng trước.)
Hoặc
We haven’t had a solution for the problem in hand yet.
(Chúng tôi vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề đang đề cập.)
John & Linh: John & Linh vừa hướng dẫn các bạn cách sử dụng “in hand” và “at hand” sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều trong việc học tiếng Anh của mọi người.
Hẹn gặp lại các bạn tuần sau!

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Cách sử dụng câu hỏi đuôi trong vài trường hợp đặc biệt


Nếu trong câu có động từ “wish” thì câu hỏi đuôi phải dùng “may”, có “must” thì phải tùy theo từng trường hợp mà sử dụng “must”/”need”; còn khi thấy câu một mệnh đề ở sau “think”/”believe”/… thì câu hỏi đuôi phải đặt theo các mệnh đề đó.
Linh: John & Linh rất vui được trở lại với các bạn trong chuyên mục tuần này!
John: Này Linh, em đã giúp anh tổng kết thắc mắc của bạn đọc chưa đấy?
Linh: Tuần vừa qua có khá nhiều câu hỏi thú vị đấy anh John ạ. Em đã chuẩn bị sẵn sàng đây rồi, hôm nay Linh và anh John sẽ giới thiệu tới độc giả một vài trường hợp đặc biệt của cấu trúc câu hỏi đuôi nhé.
John: OK! Trước hết chúng ta nói một câu ví dụ thông thường đã nhé.
Linh wants to travel to Ha Long Bay this summer, doesn’t she?
(Linh muốn đi du lịch vịnh Hạ Long mùa hè này, có phải không?)
Linh: Đó là câu nói theo đúng quy tắc thông thường. Nhưng nếu có động từ “wish” thì câu hỏi đuôi sẽ khác đấy các bạn ạ, khi ấy chúng ta phải dùng “may”:
I wish to travel to Ha Long Bay this summer, may I?
(Tôi mong muốn được đi vịnh Hạ Long hè này, có thể không nhỉ?) 
Hoặc là
Hoặc là
John wishes to have a big house in Hanoi, may he?
(John mong ước có một ngôi nhà to ở Hà Nội, liệu có được không nhỉ?)
John: Tiếp theo, nếu có từ “must” thì phải tùy theo từng trường hợp để dùng câu hỏi đuôi hợp lý.
“Must” để chỉ sự bắt buộc, cấm đoán thì vẫn làm theo quy tắc:
His daughter mustn’t go out after 22 o’clock, must she?
(Con gái ông ấy không được đi chơi sau 10 giờ tối, phải không?)
Còn “must” để nói về sự cần thiết, chúng ta sẽ sử dụng “need”:
We must have more time to relax after these exams, needn’t we?
(Chúng ta phải có thêm nhiều thời gian để thư giãn sau những bài thi nay, có cần thiết không?)
Hoặc
Linh must do morning exercises to be stronger, needn’t she?
(Linh cần phải tập thể dục buổi sáng để khỏe mạnh hơn, phải không?) 
Linh:
Linh: Và trường hợp “must” trong câu dự đoán ở hiện tại:
The man sitting over there must be the director, isn’t he?
(Người đàn ông ngồi đằng kia ắt hẳn là giám đốc, có phải không?)
Hay là
John must be the richest person in AAC, isn’t he?
(John chắc hẳn là người giàu có nhất ở AAC, phải thế không?) 
John:
John: Haiz, em biết anh John đang hết tiền nên cố tình trêu đúng không?
Thêm một dạng nữa các bạn nhé, khi câu được bắt đầu bởi “let’s” để rủ rê ai đó làm gì, ta sẽ dùng “shall we?” ở cuối.
Let’s go to the cinema, shall we?
(Chúng ta đi xem phim đi, được chứ?)
“Let” trong câu xin phép, các bạn cần dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.
Let me go out for a while, will you?
(Cho phép con ra ngoài một lúc, được không mẹ?)
Còn với “let” khi bạn muốn giúp đỡ người khác, cuối câu sẽ là “may I?”
Let me help you wash the dishes, may I?
(Để mình giúp bạn rửa bát nhé, được không?) 
Linh:
Linh: Ngoài ra, trong câu mà có các động từ “think”, “believe”, “suppose”, “seem”… và theo sau là một mệnh đề, thì các bạn phải lấy câu hỏi đuôi theo mệnh đề đó. Chẳng hạn như:
I think it will be rainy tomorrow, won’t it?
(Tôi nghĩ ngày mai trời sẽ mưa, đúng không nhỉ?)
John believes that he can borrow Linh some money, can’t he?
(John tin anh ấy có thể vay Linh chút tiền, có được không nhỉ?)
John: Anh biết là Linh tốt bụng sẽ cho anh vay mà, haha.
John & Linh: Anh John và Linh vừa rồi đã hướng dẫn các bạn sử dụng câu hỏi đuôi trong một vài trường hợp đặc biệt, tin rằng mọi người sẽ không còn thấy khó khăn khi gặp những dạng câu trên.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong chuyên mục tuần sau!

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

John & Linh và Giải thưởng 16 triệu đồng


Trước khi trao đổi về tiếng Anh, John & Linh rất vui mừng được thông báo với các bạn về cuộc thi John & Linh Contest lần thứ 2 với tổng giải thưởng trị giá lên tới hơn 16 triệu đồng.
Trong John & Linh Contest lần đầu tiên, dù được sự hưởng ứng tham gia rất nhiệt từ bạn đọc trên cả nước nhưng giải thưởng chưa được lớn như lần này. Từ nay, John & Linh sẽ cố gắng tổ chức John & Linh Contest thường xuyên hơn để bạn đọc của chuyên mục có nhiều cơ hội giành giải thưởng hơn nữa nhé. 
Để tham gia John & Linh Contest lần 2, các bạn hãy đón đọc bài mới số ra vào thứ 2 ngày 11/6/2012. Lưu ý rằng ngoài việc trả lời chính xác các câu hỏi yêu cầu thì giải thưởng cũng căn cứ vào thời gian trả lời của các bạn.
Thông tin chi tiết hơn sẽ được bật mí vào thứ 2 tới, còn bây giờ chúng ta hãy quay lại với cuộc nói chuyện chính ngày hôm nay:
John & Linh và Giải thưởng 16 triệu đồng
Từ trước tới giờ chúng ta đã biết đến trợ động từ với chức năng sử dụng trong câu phủ định và câu hỏi. Bây giờ, John và Linh sẽ hướng dẫn các bạn dùng trợ động từ để nhấn mạnh ý trong câu khẳng định hoặc câu mệnh lệnh.
John: Hello everybody! Một tuần nữa đã trôi qua và John & Linh lại được trò chuyện cùng các bạn độc giả.
Linh: Chào các bạn, chào anh John! Hôm nay anh dự định chia sẻ chủ đề gì với mọi người thế?
 John: À, tuần này chúng ta sẽ nói về một cách dùng khác của trợ động từ.
Trước nay chúng ta đã biết đến trợ động từ với chức năng sử dụng trong câu phủ định và câu hỏi. Bây giờ, John và Linh sẽ hướng dẫn các bạn dùng trợ động từ để nhấn mạnh ý trong câu khẳng định hoặc câu mệnh lệnh nhé.
 Linh: Ồ, trong hộp thư cũng nhận được khá nhiều mail hỏi về vấn đề này đấy anh John ạ, ngày trước Linh cũng rất bất ngờ và không hiểu tại sao trong câu khẳng định mà lại có “do”/ ”does”.
John: Đơn giản lắm các bạn ạ. Anh John sẽ lấy ví dụ để mọi người dễ hình dung nhé:
Khi một ai đó hỏi Linh:
How does John look today?
(Hôm nay trông John thế nào?)
Thông thường câu trả lời là:
He looks handsome.
(Anh ấy trông đẹp trai.)
John & Linh và Giải thưởng 16 triệu đồng
Đúng chưa nào? Nhưng khi Linh muốn nhấn mạnh sự đẹp trai đó của anh John, em có thể thêm trợ động từ vào câu:
John does look handsome.
(Anh ấy đúng là nhìn rất đẹp trai.)
Linh: Ví dụ của anh đúng về ngữ pháp nhưng sai hết về mặt thực tế rồi, chẳng thấy “handsome” tẹo nào, haha.
John: Hm, maybe I’m not handsome, but I do have a manly face.
(Có thể anh không đẹp trai, nhưng anh lại có một gương mặt rất nam tính đấy.)
Hay là ngày xưa mỗi khi làm bài tập rồi nhưng lại để quên vở ở nhà, anh John cũng hay trình bày với cô giáo là:
“I did do my homework.”
(Em đúng là đã làm bài rồi mà.)
Linh: Ngụy biện quá, haha.
Và cách “nhấn mạnh” này cũng thường được dùng để câu mệnh lệnh trở nên lịch sự hơn.
Chẳng hạn khi anh John đến nhà bạn chơi, thấy anh đứng nhiều mỏi chân quá thì họ sẽ nói:
Do sit down!
(Mời anh ngồi!)
Trân trọng hơn là “Sit down!” thông thường.
John & Linh và Giải thưởng 16 triệu đồng
 John: Đúng rồi! Hoặc khi mời ai đó thưởng thức bữa ăn, muốn nhấn mạnh chúng ta cũng có thể nói:
Do enjoy the meal!
(Mời bạn dùng bữa!)
 Linh: Trong buổi chiều nay nói câu nào anh em mình cũng thêm trợ động từ hết anh John nhé, nghe cho vui tai.
John: Haha, về cơ bản thì không sai, nhưng chúng ta chỉ nên sử sụng để nhấn mạnh khi cần thiết thôi, nếu câu nào cũng như thế thì sẽ không có điểm nhấn thực sự nào.
John & Linh: John và Linh vừa giới thiệu tới độc giả một chức năng nữa của trợ động từ. Hy vọng các bạn sẽ luyện tập tốt cách dùng này để làm câu nói của mình thêm sinh động.
Chuyên mục cũng chúc các bạn học sinh cuối cấp có một kì thi tốt nghiệp thật nhiều thành công nhé!
Do work hard! And you’ll get success…