Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

AAC tổ chức Chương trình học bổng thường niên “Tương lai Vàng” 2011 với tổng trị giá 1 tỷ đồng


Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC thông báo tổ chức Chương trình học bổng thường niên “Tương lai Vàng” 2011. Chương trình nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho các đối tượng từ trẻ em (5 tuổi) cho tới người lớn (không giới hạn độ tuổi).
Với tổng trị giá lên tới 1 tỷ đồng, chương trình học bổng “Tương lai Vàng” 2011 được phân bổ cho nhiều nội dung đào tạo khác nhau, đáp ứng khả năng và nhu cầu phong phú của các đối tượng nhận học bổng. Chi tiết xin theo dõi phía dưới.
Để có cơ hội nhận học bổng, những người có nhu cầu có thể đăng ký thi học bổng tại AAC – 65 Quán Sứ, Hà Nội trong thời gian từ 10/06/2011 đến hết 30/06/2011. Sau khi xét tuyển theo khả năng, trình độ, các thí sinh sẽ được xét trao học bổng dựa trên những tiêu chí bổ sung, bao gồm: Mục đích học tập, kế hoạch học tập; Mức độ tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa; Hoàn cảnh gia đình; Kết quả học tập tại trường.
Bà Lê Thị Vân Thơ, Tổng Giám đốc AAC, cho biết: “Với tổng giá trị tương đối lớn, chúng tôi mong muốn chương trình học bổng “Tương lai Vàng” sẽ đem lại cơ hội học tập cho nhiều đối tượng học viên, đặc biệt là cơ hội trau dồi, nâng cao ngoại ngữ trong dịp hè 2011. Cũng thông qua chương trình học bổng này, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra tác động tích cực trong xã hội, để phát huy tốt hơn nữa trong những lần tổ chức sau”.
* Chi tiết phân bổ học bổng của chương trình học bổng “Tương lai Vàng” 2011:
Tổng giá trị 1 tỷ đồng:

Học bổng cho Người lớn:
-      10 suất học bổng 100% cho khóa học Luyện thi IELTS trị giá 8.800.000/suất  (=88.000.000)
-      10 suất học bổng 100% cho khóa học Luyện phát âm chuẩn trị giá 4.000.000/suất  (=40.000.000)
-      50 suất học bổng trị giá 4.400.000đ/suất (giảm 50% học phí) cho học viên đăng ký khóa Luyện thi IELTS (= 220.000.000)
-      50 suất học bổng trị giá 2.000.000đ/suất (giảm 50% học phí) cho học viên đăng ký khóa Luyện phát âm chuẩn (= 100.000.000)

Học bổng cho Thiếu niên:
-      10 suất học bổng 100% cho học viên thiếu niên trị giá 3.300.000đ/suất (= 33.000.000)
-      100 suất học bổng giảm học phí cho học viên thiếu niên (50% học phí) trị giá 1.650.000đ/suất (= 165.000.000)
-      100 suất học bổng giảm học phí cho học viên thiếu niên (30% học phí) trị giá 990.000đ/suất (= 99.000.000)
           
Học bổng cho Thiếu nhi (trẻ em)
-      10 suất học bổng 100% cho học viên thiếu nhi trị giá 2.250.000đ/suất (= 22.500.000)
-      100 suất học bổng 100% cho học viên thiếu nhi trị giá 750.000đ/suất (= 75.000.000)
-      100 suất học bổng giảm học phí cho học viên thiếu nhi (10% học phí) trị giá 225.000đ/suất (= 22.500.000)

Còn lại 135.000.000 dùng để ưu đãi học phí cho các học viên có kế hoạch học tập tiếng Anh dài hạn

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Giao lưu trực tuyến “Để học và sử dụng hiệu quả tiếng Anh”

Sáng ngày 10/6 tới, độc giả của Dân Trí và DTiNews (báo điện tử tiếng Anh của Dân trí) sẽ có cơ hội giao lưu trực tuyến với với các khách mời đến từ Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (www.aac-edu.com.vn) về phương pháp học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả.
Ngoài ra, buổi giao lưu cũng cung cấp các thông tin về chương trình học bổng Anh ngữ Tương Lai Vàng với tổng trị giá 1 tỷ đồng do AAC tổ chức.
Khách mời của buổi giao lưu sẽ giải đáp giúp độc giả những khó khăn của người Việt khi học tiếng Anh, những sai lầm mà học viên người Việt hay mắc phải cách khắc phục những hạn chế, sai lầm đó cũng như những kinh nghiệm thực tế để làm sao có thể sử dụng hiệu quả ngoại ngữ này. Các độc giả tham gia giao lưu sẽ có cơ hội nhận được một số phần học bổng giá trị từ AAC.
Các khách mời tham gia trong chương trình giao lưu trực tuyến gồm có giáo viên của Tập đoàn AAC - thầy Paul Stanton (người Anh) và anh Drew Taylor (người Canada) - Giám đốc đối ngoại của ELS Việt Nam cùng một học viên cũ của AAC là Vũ Thùy Dương.
Là giáo viên lâu năm của AAC, thầy Paul Stanton rất có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh nói chung và cho học sinh Việt Nam nói riêng. Thầy đã sở hữu rất nhiều chứng chỉ quan trọng và uy tín trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như CELTA, TESOL… Thầy đã đi qua rất nhiều nước như Úc, New Zealand, Fiji, từ Bắc Mỹ tới các nước châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia… Nhưng trong tất cả các nước đã đi qua, thầy đã quyết định chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình. Ngoài tiếng Việt, thầy Paul còn từng học tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Tày và tiếng Mông. Có thể nói, thầy rất hiểu người Việt Nam, văn hóa Việt Nam và thầy cũng hiểu cần phải làm gì để giúp các học viên Việt Nam học tốt tiếng Anh. Các tiết học của thầy được đánh giá rất cao bởi luôn sôi động và đầy ắp tiếng cười. 
Thầy Paul Stanton.
Drew Taylor, Giám đốc đối ngoại của ELS, đã sống hơn 6 năm ở Việt Nam, luôn tự nhận rằng mình “rất yêu, rất thích Việt Nam”.  Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, lại đam mê văn hóa và con người nơi đây nên Drew quyết tâm học tiếng Việt và bây giờ, anh có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Anh chia sẻ rằng tiếng Việt nổi tiếng là  một ngôn ngữ “khá khó”  nhưng đối với anh, quá trình học để sử dụng thông thạo tiếng Việt lại không hề khó tí nào vì Drew có những phướng pháp “rất riêng” của mình.
Drew Taylor - giám đốc đối ngoại của ELS.
Vũ Thùy Dương - “một bạn trẻ năng động”, là một thành viên rất tích cực của Câu lạc bộ tiếng Anh AAC. Vừa tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, Dương đã được nhận vào làm việc tại Tập đoàn Moevenpick (tập đoàn Khách sạn lớn của Thụy Sỹ với 90 khách sạn cao cấp trên toàn thế giới). Hiện nay, Dương đang làm việc cho ABB Group (tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ điện và tự động hóa). Yêu thích tiếng Anh từ nhỏ, Dương đã đạt rất nhiều thành tích và giải thưởng ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường. Dương chia sẻ rằng nhờ có lợi thế về tiếng Anh, bạn đã gặp rất nhiều thuận lợi trong quá trình tìm việc làm cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Bạn Vũ Thùy Dương - cựu học viên của AAC.
Theo các chuyên gia của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC, ngoài việc rèn luyện tiếng Anh đúng phương pháp thì để sử dụng hiệu quả thứ ngôn ngữ này cũng cần một quá trình với những biện pháp quan trọng không kém.
Được biết, Tập đoàn AAC (www.aac-edu.com.vn) là một đơn vị uy tín hàng đầu đã và đang cung cấp các khóa học tiếng Anh chất lượng cao, phù hợp với từng lứa tuổi học viên với mức học phí vừa phải cùng với chương trình khuyến học, học bổng lớn trong năm 2011.

“For” có gì khác với “since”?

Trong cuộc sống, có thể ở đâu đó, chúng ta vẫn nghe thấy người ta nói “since two years ago” nhưng về mặt ngữ pháp thì John không nghĩ có thể sử dụng 2 phó từ chỉ thời gian "since" và "ago" cùng với nhau.
Linh: Anh John vừa mới ốm dậy mà hôm nay đã rất hăng hái kiểm tra hòm thư john.linh@aac.edu.vn để trả lời bạn thư của các bạn, tuy nhiên cũng chỉ trả lời được một số thư rất hạn chế mà thôi, mong các bạn thông cảm.

John: Cũng phải cám ơn Linh cả tuần vừa rồi đã chăm sóc cho John, chứ không thì hôm nay John cũng chưa thể trả lời thư và trò chuyện với các bạn được! Nhân tiện đây, John xin trả lời câu hỏi của bạn Nguyễn Thu Hương ở địa chỉ mail thuhuong270103@***.com:  
Chúng ta vẫn dùng for với khoảng thời gian và since với mốc thời gian, ví dụ "for two years”, “since 2009” thế có dùng "since two years ago” được không?
John xin trả lời là không. Mặc dù trong cuộc sống, có thể ở đâu đó, chúng ta vẫn nghe thấy người ta nói “since two years ago” nhưng về mặt ngữ pháp thì John không nghĩ có thể sử dụng 2 phó từ chỉ thời gian sinceago cùng với nhau.
Linh: Đúng đó anh John, Linh cũng nhận thấy rằng có rất nhiều câu nói tiếng Việt không chuẩn về ngữ pháp nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
John: Nói đến vấn đề này, anh lại nhớ đến một câu hỏi mà có bạn đã hỏi anh từ khá lâu rồi, hôm nay cũng xin nhắc lại vì cũng… hơi hơi liên quan (cười). Đó là sự khác nhau khi sử dụngsince, as, because cũng với nghĩa là “vì, bởi vì”.
Linh: À, cái này Linh cũng biết đấy!
Sinceas được dùng khi người nói muốn nhắc đến một lý do nào đó mà người nói cho rằng người nghe đã biết hoặc cho rằng nó là một thông tin phổ biến mà ai cũng biết hoặc chỉ đơn giản rằng người nói cho rằng nó không quan trọng bằng phần còn lại của câu nói.
John: Đúng rồi. Ví dụ như trong các câu sau:
-         As we’ve been married for 3 years, it’s time to think about having a baby.
(Vì chúng tôi đã cưới nhau được 3 năm rồi, đã đến lúc nghĩ đến việc sin hem bé)
-         Since you’re in a hurry, we’d better start now.
(Vì anh đang vội, tốt nhất là chúng ta nên bắt đầu ngay)
John: Because được dùng khi muốn đề cập đến thông tin mà người nói nghĩ rằng người nghe chưa biết. Nếu muốn nhấn mạnh hơn nữa, nếu người nói cho rằng đó là phần quan trọng nhất trong câu nói thì mệnh đề với because sẽ được đặt cuối câu:
-         Why are you leaving?  - I’m leaving because I can’t stand you for even 1 minute!
(Sao anh lại bỏ đi thế? – Tôi bỏ đi là vì tôi không thể chịu nổi cô cho dù chỉ 1 phút!)
Mệnh đề với because cũng có thể đứng một mình và làm thành một câu hoàn chỉnh nhưng cách dùng này không được áp dụng với since hay as:
-         Why did you lose your job? – Because I had to spend too much time taking care of my wife.
(Sau cậu lại mất việc thế? – Vì tớ phải dành quá nhiều thời gian chăm sóc vợ tớ.)
Linh: Anh John ơi Linh còn thấy for cũng đôi khi được dùng với nghĩa “vì, bởi vì” nữa đúng không?
John: For được dùng ở mệnh đề sau (không được đứng ở đầu câu) khi người nói muốn đưa ra một dẫn chứng, một thông tin thêm cho lời nói của mình hơn là thực sự đưa ra một lý do:
-         You must have forgotten to send the email, for there’s nothing in my inbox!
(Chắc hẳn là anh đã quên gửi thư điện tử cho tôi, vì trong hòm thư không có gì cả!)
-         She cried, for she knew he’d never return.
(Cô ấy đã khóc, vì biết rằng anh ấy sẽ không bao giờ trở lại.)
Linh: Đúng là mặc dù Linh cũng có biết chút chút về sự khác nhau giữa các cách dùng này nhưng trong giao tiếp cứ có thói quen xấu là dùng lẫn lộn hết cả. Chắc từ giờ phải tập và sửa dần thôi.
John: Chúc Linh và cả các bạn đọc nữa, sử dụng tiếng Anh ngày một tốt hơn.
John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại!

Cách phát âm “t” trong tiếng Anh - Mỹ

Trong một số trường hợp, người Mỹ hay “nuốt” âm t. Âm t lại là một âm mạnh, hay xuất hiện nên giọng Anh - Mỹ có một số cách phát âm âm t này khác đi...
Linh: Anh John ơi, hôm vừa rồi Linh nghe một ông người nước ngoài nói chuyện qua điện thoại mà suýt “điên” luôn.
Nào là “Please arrange the innerview at” gì gì mà “two twenny”, nghe cứ kiểu gì ấy!
John: À, đó là giọng Anh Mỹ thôi mà, nếu nhanh nên Linh thấy hơi lạ đúng không? Trong một số trường hợp thì người ta hay “nuốt” âm t. Người Mỹ nổi tiếng nói tiếng Anh “lười” mà. Âm t lại là một âm mạnh, hay xuất hiện nên giọng Anh - Mỹ có một số cách phát âm âm t này khác đi.
Linh: Hay nhỉ hay nhỉ! Anh John có thể dạy Linh để từ giờ có thể nghe giọng Mỹ dễ hơn được không?

John: Theo anh để ý thì người Mỹ họ có một số quy tắc như sau:
1. t nguyên là t:
Trường hợp này thì khá là đơn giản. Khi t đứng đầu từ hoặc khi không đứng đầu từ nhưng lại được nhấn trọng âm vào nó thì người Mỹ cũng phải phát âm tt. Ví dụ như ten, tooth, content…
2. t phát âm thành d:
Khi t đứng giữa từ, không bị nhấn trọng âm thì thường người ta phát âm t nhẹ hẳn đi và t trở thành d. Ví dụ:
Water thành /'wɔ:də/, daughter thành /ˈdɔdər/, later thành /leɪdə(r)/, meeting thành /'mi:diɳ/, better thành /´bedə/…
T cũng được phát âm thành d khi nối âm t từ cuối từ này vào nguyên âm của từ đứng sau nó (âm đầu này không được nhấn trọng âm). Ví dụ như trong A lot of, bought a
3. t “câm:”
Một số trường hợp, người nói lười đến nỗi không những không đổi t thành d mà còn bỏ luôn cả t, không phát âm nữa. Điển hình là khi trước nó là âm n (lưu ý là các trường hợp ở 2 và 3 chỉ áp dụng khi không gặp trọng âm thôi nhé):
Twenty sẽ thành twenny, interview nghe như innerview, international nghe như innernational…

Một trường hợp khác nữa là khi kết thúc từ bằng t, nếu không ảnh hướng đến nghĩa của từ thì bạn khó có thể nghe được người ta phát âm chữ t đó ra. T thường thành “câm” trong các trường hợp như: what, put, set not
Linh: Cũng hay quá nhỉ. Để phát âm chuẩn tiếng Anh không thôi đã khó rồi, nhưng cũng cần biết thêm các giọng khác để nghe và giao tiếp dễ hơn đúng không anh John?
John: Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC đang có chương trình tặng khóa Luyện phát âm chuẩn trị giá 4.000.000đ, áp dụng đến hết 31/5/2011 đấy, Linh có bạn nào muốn luyện phát âm chuẩn thì nhớ giới thiệu nhé.
Linh: Anh John còn phải nhắc à, Linh đã giới thiệu mấy bạn đăng ký từ sớm rồi.
John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào thứ 5!

Khi đi biển bạn thường mang theo những gì?

Các cô gái khi đi biển thường không quên sun hat, sundress, sunscreen, flip flops, swimsuit, swimming cap… Còn cánh nam giới thường mang những đồ gọn nhẹ như flip flops, shorts, sunscreen và có thêm một vài thứ nữa như sun glasses, swim finstrunks nữa.
Linh: Mùa hè đến rồi! Mỗi lần hè đến là Linh lại có một cảm giác rất lạ, cảm giác được ngóng chờ tiếng ve kêu râm ran, ngóng chờ hàng phố đỏ rực màu hoa phượng. Còn đối với mấy “anh Tây” như anh John thì chắc chỉ ngóng chờ được ra biển tắm nắng và ngắm các chị các em xinh tươi diện bikini thôi nhỉ (cười)?
John: Sao Linh toàn trêu anh thế nhỉ! Anh cũng yêu mùa hè lắm.
Linh: Thế mùa hè anh thường làm gì?
John: Mùa hè hả, để anh xem nào. Mùa hè anh thường backpack hay go camping hoặc đơn giản chỉ là a picnic in some park hay là đến water park nghịch nước với mọi người.

Linh: Cả mùa hè mà chỉ có thế thôi à, tưởng là anh John phải sáng tạo lắm chứ nhỉ?
John: Thời còn sinh viên, mùa hè anh cũng hay đến recreation center hay go to the gym, đặc biệt anh đã từng cùng mấy người bạn go hiking in a rain forest, Linh thấy sợ chưa!
Linh: Sợ bình thường! Ngoài ice creampopsicle ra thì mùa hè Linh chỉ thích go to the beach, nhưng mà Linh sợ bị đen lắm, đen sẽ xấu.
John: “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra!” (câu này mới học được, mọi người thấy John áp dụng có chuẩn không) - Anh thì chỉ muốn ra biểnto sunbathe and get a tan. Nhưng lưu ý nhé, dù thế nào thì cũng phải nhớ apply (use/wear) some sunscreen (sun lotion, sun cream) đấy nhé, không có dễ bị ung thư da lắm đấy.
Linh: Anh John tính cẩn thận nhỉ, vậy Linh sắp đi biển với mọi người ở AAC rồi, anh tư vấn cho Linh xem cần mang những gì đi nào?
John: Những thứ của phụ nữ mà lại đi hỏi anh thì sao mà biết được! Anh chỉ thấy là chị em nào đi biển cũng không bao giờ quên sun hat, sundress, sunscreen, flip flops, swimsuit, swimming cap
Linh: Sundress là gì hả anh, Linh chưa thấy bao giờ?
John: Có lẽ Linh chưa nghe thấy nhưng chắc là Linh mặc cũng nhiều lắm rồi đấy. Sundress là loại váy (dress) rộng, thoáng, hở tay và vai chuyên mặc cho mùa hè có nhiều nắng (sun). Sun hat là loại mũ rộng vành để tránh nắng cho vùng đầu, cổ và vai.
Linh: Thế flip flops là gì?
John: Là dép lê đó.
Linh: Tưởng dép lê là slippers chứ anh?
John: Không biết anh gọi có đúng không nữa, nhưng flip flops là dép có 2 cái quai chụm lại ở giữa để mình xỏ cái ngón chân cái vào ý. Còn slippers là dép mà quai nhiều hơn, không chỉ là 2 cái dây xỏ vào ngón.
Linh: À, hóa ra là vậy. Các chị em thì còn nhiều thứ cần phải mang theo lắm, các anh thì thường mang những gì theo?
John: “Chúng tôi” thường gọn nhẹ lắm, cũng flip flops, shorts, sunscreen… nhưng có thêm một vài thứ nữa như sun glasses, swim finstrunks nữa.
John & Linh: Thế còn các bạn độc giả khi đi biển thì thường mang theo những gì? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Backpack /'bækpæk/: (v) đi du lịch chỉ với 1 ba-lô trên lưng, đi du lịch bụi
Water park: (n) công viên nước
Recreation /¸rekri´eiʃən/center: (n) trung tâm giải trí, thư giãn (bao gồm các hoạt động như tập thể dục thể hình, tắm hơi, xông hơi, thể thao…)
Gym /dʒim/:    (n) phòng tập thể dục, thể hình
Go hiking:      (v) đi bộ (đường dài) để tập thể dục hoặc thư giãn
Rain forest:     (n) Rừng mưa nhiệt đới
Popsicle /´pɔpsikl/:  (n) Kem que
Sunbathe /sʌn beið/: (v) Tắm nắng
Tan /tæn/:        (n) nước da rám nắng, màu da rám nắng
Apply (use/wear) some sunscreen (sun lotion, sun cream): Bôi, thoa kem chống nắng
Swimsuit /swɪm.sju:t/:            (n) Quần áo bơi
Swimming cap: (n) Mũ bơi
Shorts /ʃɔ:rts/: (n, pl) Quần “soóc”, quần đùi
Sun glasses: (n) kính râm
Swim fins /fin/: (n) Chân vịt để bơi
Trunks /trʌηk/: (n, pl) Quần “soóc”, quần  bơi