Khi cần thời gian để suy nghĩ, để nhớ lại một thông tin gì đó hay để chắc chắn lại một vấn đề gì đó, chúng ta cần “ra hiệu” bằng các “tiếng động” không có trong ngôn ngữ như “ehm” hay các cụm từ như “you know”…
Linh: Anh John ơi anh có biết cái…?
John: Cái gì?
Linh: Thì Linh đang nhớ lại này, tự dưng lại quên mất, ai bảo anh lại ngắt lời Linh làm người ta càng không nhớ ra! À, rồi, anh John có biết cái tẩu hút thuốc tiếng Anh là gì không?
John: Pipe. Anh tưởng Linh không nói gì nữa nên thấy lạ mới hỏi vậy thôi. Tại Linh ý. Nói chuyện gì mà nghỉ cả… phút mới nói nốt câu ai mà biết được. Lần sau có nghỉ thì nghỉ ngăn ngắn thôi. Không thì cũng phải “ra hiệu” cho người ta biết là chưa nói hết nữa chứ.
Linh: Là sao, Linh không hiểu?
John: Trong giao tiếp, khi nói chúng ta thường có những đoạn ngắt (pause). Những đoạn ngắt này có thể khách quan xảy ra khi chúng ta cần thời gian để nghĩ hay để chắc chắn một vấn đề gì đó khi nói. Hoặc những đoạn ngắt này đóng một vai trò ngăn cách các phần giữa câu, thể hiện các dấu “” (trích dẫn nguyên văn), dấu phẩy “,”…
John: Khi quãng thời gian để suy nghĩ, để nhớ lại một thông tin gì đó hay để chắc chắn lại một vấn đề gì đó trở nên hơi dài một chút, người nghe sẽ dễ hiểu lầm là chúng ta đã dừng nói. Để tránh tình trạng này, chúng ta cần “ra hiệu” bằng các “tiếng động” không có trong ngôn ngữ như “ehm” hay các cụm từ như “you know”… Chúng ta cũng ra hiệu bằng cách giữ nguyên ngữ điệu (vì cuối câu ngữ điệu thường đi lên hoặc xuống) và kéo dài giọng ra một chút xíu.
Chú ý các đoạn ngắt và các “công cụ” ra hiệu rằng chúng ta vẫn chưa dừng lại trong đoạn ghi âm sau:
nếu không nghe được mời bạn click vào đây
(A: Ehm:::, I don’t know, I think it’s a bit ehm::: well, like the music you get in supermarkets or in ehm::: in hotel lifts and places like that.
B: Yeah, I know what you mean, but ehm::: I mean, if we have something stronger like ehm::: well, you know, blues::: or modern Jazz or whatever, well, somebody’ll hate it.)Linh: Anh John có thể nói thêm về đoạn ngắt sử dụng để thể hiện dấu “” khi trích dẫn được không?
John: Như đã đề cập ở trên, một trong số những lý do của các đoạn ngắt là khi chúng ta muốn trích dẫn lời người khác hoặc một câu nói nổi tiếng. Để trích dẫn, chúng ta sử dụng một ngữ điệu cao hơn ngữ điệu bình thường và cố gắng hết sức có thể tái hiện lại giọng điệu gốc của những gì được trích dẫn ra.
Trong cùng một câu có thể không chỉ có một phần trích dẫn mà có thể có trích dẫn nhiều lần. Mỗi phần trích dẫn và phần lời nói của chúng ta sẽ ngăn cách bằng một đoạn ngắt ngắn và cũng được phân biệt bởi ngữ điệu.
(I said to Terry, I said, “Can you open the door for me?” and he said, “Open it yourself!”
John: Lưu ý rằng trích dẫn có thể là lời nói của người khác, một câu nói nổi tiếng hoặc cũng có thể là ý nghĩ của chính người đang nói hay những gì được viết trong sách hay tài liệu nào đó.
“This is easy”, I thought, so I wrote “Sydney”. Then when I got home I looked in a book. “Australia” it said, “Capital: Canberra”. “Oh no”, I thought, “Failed again!”)Linh: Rồi rồi, biết rồi. Từ giờ khi chưa nói hết câu mà ngừng lại thì Linh sẽ nhớ “ra hiệu”. Được chưa nào! Còn các bạn độc giả, hãy nhớ áp dụng trong giao tiếp của mình nhé!
John & Linh: Xin chào các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét