Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?


Dù đều mang nghĩa giúp người nghe cảm thấy thoải mái nhưng 2 câu này vẫn có chút khác nhau: “make yourself at home” để dùng khi khách vừa đến, mới bước vào nhà còn “be my guest” thể hiện sự đồng ý một cách lịch sự khi người khách có yêu cầu gì đó với chủ nhà.
Linh: Chuyên mục John & Linh xin chào tất cả các bạn!
 
John: Chào Linh! Nghe nói Linh vừa đi du lịch nước ngoài về hả? Phong cách trông tây hẳn ra đấy.
 
Linh: Haha, anh John lại trêu em rồi. Linh vừa đi công tác mấy ngày, tranh thủ đi thăm nhà vài người bạn nước ngoài. Đây là lần đầu tiên em đi chơi ra khỏi Việt Nam đấy anh John ạ.
 
Đi mấy ngày mà học hỏi được rất nhiều thứ đấy nhé.
 
John: Ồ, Linh có bài học đơn giản nào có thể truyền đạt lại cho các bạn không?
 
Linh: Hôm nay Linh sẽ giới thiệu với các bạn một vài câu nói khi tiếp khách đến nhà. Anh John biết khi muốn bạn bè thoải mái tự nhiên khi bước vào nhà mình, chúng ta phải nói thế nào không?
 
John: Oh my God! Sao lại đố một người nước ngoài chính hiệu như anh? Haha…
 
Khi Linh sang nhà anh John, anh sẽ nói:
Make yourself at home!
(Cứ tự nhiên như ở nhà nhé!)
 
Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?
 
Anh nói thế để khách khứa, bạn bè thấy thoải mái hơn, không phải ngại ngần vì đó không phải nhà của họ.
 
Linh: Câu nói này cũng tương tự như câu bạn em nói hôm đấy:
 
My house is your house!
(Cứ tự nhiên nhé, nhà tôi cũng như nhà bạn thôi!)
 
Nói thế nào để là vị chủ nhà hiếu khách?
 
Nghe thế xong là em cũng chẳng khách sáo gì nữa, chạy khắp các phòng tham quan luôn, haha. Em lại đố tiếp “người nước ngoài” thêm câu nữa, “be my guest” có thể dùng tương đương với “make yourself at home” được không?
 
John: Hmm, câu đố thật quá khó đối với người bản ngữ.
 
Mặc dù đều mang nghĩa giúp người nghe cảm thấy thoải mái nhưng 2 câu này vẫn có chút khác nhau: “make yourself at home” để dùng khi khách vừa đến, mới bước vào nhà còn “be my guest” thể hiện sự đồng ý một cách lịch sự khi nhận được yêu cầu nào đó. Ví dụ:
 
Can I drink some coffee in the bridge?
(Tôi có thể uống chút cà phê trong tủ lạnh được không?)
 
Be my guest!
(Được chứ, bạn cứ tự nhiên!)
 
Hoặc là:
 
Hoặc là:
Linh: John, can I watch TV in your living room? There is a fashion show at the moment.
(John, em có thể xem ti vi trong phòng khách không? Bây giờ đang có chương trình thời trang.)
 
Anh John sẽ mỉm cười trìu mến: Be my guest!
(Em cứ tự nhiên!)
 
Linh: Eo ơi cười trìu mến cơ á…
 
John: Đấy là anh đang ví dụ lịch sự thế, chứ anh John biết thừa Linh có bao giờ cần hỏi han gì đâu, lúc nào em cũng “make yourself at home” mà, haha.
 
Linh: Thì chỗ anh em mình cần gì khách sáo nữa chứ.
 
Để thay thế cho “be my guest”, chúng ta còn có “please help yourself” với cách dùng tương tự, ngỏ ý là người nghe cứ hành động tự nhiên, không cần khách sáo xin phép gì cả:
 
Linh, can I use your laptop for a while?
(Linh, cho anh dùng nhờ laptop một lúc nhé?)
 
Please help yourself!
(Anh cứ dùng đi!)
 
John & Linh:

John & Linh: Chúng ta vừa được giới thiệu một số câu nói cơ bản để giao tiếp khi có khách đến chơi nhà. Sử dụng đúng bối cảnh những câu nói trên là các bạn đã có thể trở thành những vị chủ nhà lịch thiệp, hiếu khách rồi đấy.

Trước khi chia tay, John & Linh xin “mách” nhỏ các bạn đang có nhu cầu học và thi TOEIC  về “Hội thảo Thi TOEIC Điểm Cao” do Trung tâm Anh ngữ AAC tổ chức. Các bạn có thể thao khảo tại đây và đăng ký ngay nhé, hội thảo miễn phí nhưng chỗ ngồi có hạn thôi!

Chúc các bạn một ngày học tập và làm việc gặp nhiều may mắn!

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Màu sắc trong tiếng Anh không chỉ là màu sắc


Black trong tiếng Anh cũng để nói về sự xúi quẩy, đen đủi… Tuy nhiên màu đỏ - red lại không chỉ sự may mắn mà diễn đạt sự bức xúc, tức giận vô cùng. Các bạn có thể nói “I’m red hot” để thay thế cho câu “I’m very angry”.
John: Chào các bạn, John & Linh đã trở lại và lợi hại như tuần trước!
Hello, Linh! Em đang làm gì mà cứ thơ thẩn đứng ngắm cửa sổ thế?
Linh: Anh John đến rồi đấy à! Ra đây em cho xem cầu vồng mau lên, vừa mưa xong cầu vồng đẹp quá này.
John: Ồ, lâu lâu rồi mới lại thấy cầu vồng, nhiều màu sắc đẹp thật.
Linh biết không, trong tiếng Anh, những từ chỉ màu sắc đôi khi còn mang cả sắc thái cảm xúc đấy.
Linh: Có phải giống trong tiếng Việt không anh John, người Việt cũng thường dùng hai màu đen và đỏ để thể hiện sự xui xẻo hoặc may mắn?
 
John:
John: Cũng tương tự như thế nhưng chi tiết khác một chút các bạn ạ.
Black trong tiếng Anh cũng để nói về sự xúi quẩy, đen đủi:
What a black day! My wallet is empty…
(Một ngày đen đủi! Ví tôi hết sạch tiền…)
Tuy nhiên màu đỏ - red lại không chỉ sự may mắn mà diễn đạt sự bức xúc, tức giận vô cùng. Các bạn có thể nói “I’m red hot” để thay thế cho câu “I’m very angry”.
Linh: Có phải khi tức giận thường mặt sẽ đỏ bừng lên, thế nên red mới tượng trưng cho sự tức giận đúng không anh John?
Thế còn màu hồng – pink thì sao? Đây là màu ưa thích của một số các bạn teen bây giờ đấy.
John: Pink sẽ được sử dụng khi bạn nói một cách hài hước về sức khỏe, trạng thái của mình. Chẳng hạn khi ai đó hỏi “how are you?”, thay vì trả lời “I’m fine” để thể hiện bản thân mình vẫn khỏe mạnh thì chúng ta có thể nói “I’m in the pink” (tôi đang rất khỏe mạnh), ý nghĩa tương tự nhưng cách nói này có phần hóm hỉnh hơn.
 
Linh:
Linh: Thế nếu không khỏe thì có màu sắc nào khác diễn đạt được không hả anh John?
John: Trong trường hợp này thì đối nghịch với pink sẽ là green. Khi sức khỏe không tốt, sắc mặt yếu ớt, chúng ta sẽ sử dụng green.
After a long trip, she looks so green.
(Sau một chuyến đi dài, cô ấy trông khá mệt mỏi.)
Hoặc khi muốn nói về sự ghen tức, đố kị, các bạn có thể dùng “màu sắc” này ở nghĩa bóng:
She looks at my prize with green eyes.
(Cô ta nhìn phần thưởng của tôi bằng ánh mắt ghen tị.)
Và cả khi muốn diễn tả sự non nớt kinh nghiệm, green cũng được sử dụng khá phổ biến:
They assign him many difficult tasks although he’s only a green hand.
(Họ giao cho anh ta nhiều nhiệm vụ khó dù anh ấy chỉ là lính mới.)
Vẫn còn một màu xanh nữa là blue, Linh có đoán được blue mang sắc thái gì không? Anh gợi ý nhé, hãy liên tưởng một chút đến âm nhạc.
 
Linh:
Linh: Để em nghĩ xem nào… Có thể loại nhạc blue này, một loại nhạc khá buồn, mà red và blue thì thường trái ngược nhau, nếu red để chỉ sự giận giữ, trạng thái mãnh liệt thì blue chắc hẳn liên quan tới sự buồn bã, rầu rĩ rồi?
John: Suy luận của Linh rất chính xác! Màu xanh da trời – blue chính là nói về sự buồn rầu. Khi các bạn nói “I’m feeling blue” thì người nghe cũng hiểu được rằng bạn đang rất buồn, tương tự như “I’m sad”.
John & Linh: Chúng ta vừa được khám phá thêm nghĩa bóng của một số tính từ chỉ màu sắc, nói về tình trạng, sắc thái của con người. John & Linh tin rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn diễn đạt sinh động hơn cảm xúc của bản thân mình trong nhiều tình huống.
Chúc các bạn vui vẻ ! Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại!