Thông tin mới nhất từ AAC

AAC (news): IELTS, TOEIC, Tiếng anh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, trung tâm tại Hà Nội

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Tại sao không nói “Nhóm máu” là “Blood kind”?

Trong tiếng Anh, trong hầu hết các trường hợp, 3 từ Kind, SortType đều có thể dùng thay cho lẫn nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chỉ dùng được từ này và lại không dùng được từ khác.
John & Linh: Xin chào các bạn!
John: John & Linh đã nhận được khá nhiều thư gửi về hòm thư john.linh@aac.edu.vn có cùng chia sẻ thắc mắc về cách phân biệt giữa Kind/Sort/Type.
Linh: Thực ra, trong hầu hết các trường hợp, 3 từ này đều có thể dùng thay cho lẫn nhau. Nói như vậy không có nghĩa là không có những sự khác nhau nhất định. Có những trường hợp mà chỉ dùng được từ này và lại không dùng được từ khác, ví dụ như Blood type: Nhóm máu - Không thể dùng Blood kind/sort được.
John: Các bạn lưu ý rằng:
-         Sort: Thường nói về những đặc tính nói chung hơn là những chủng loại được đặt tên.
-         Type:  Có xu hướng được sử dụng với ý nói về những chủng loại rõ ràng, có tên gọi.
-         Kind: Nằm ở giữa 2 trường hợp trên, thường được dùng cho các chủng loài, loại vật nói chung và lớn.
Linh: Nghe như vậy có lẽ vẫn hơi khó hiểu, chúng ta hãy xét vào các ví dụ:
-         What sort of prices do they charge there? Giá cả ở đó như thế nào nhỉ?
(Ý muốn kể rõ thông tin về các mức giá tại cửa hàng đó, yêu cầu miêu tả về các “đặc tính về giá cả”)
-         Blood type: Nhóm máu có tên gọi rõ ràng (nhóm A, nhóm B…)
-         I heard that you just bought a new car. What kind?
(Có thể trả lời rằng đó là một chiếc Mercedes E200 - chủng loại rõ ràng, có tên. Cũng có thể trả lời bằng cách miêu tả các đặc điểm của nó như “một chiếc xe bán tải, màu ghi xám, đời 2010”)
-         Type of room: Loại phòng có tên gọi rõ ràng (Loại A, loại B hay loại Standard, loại Deluxe…)
John: Có một cách dùng Sort và Kind mà không mang nghĩa như ở trên, đó là khi dùng Sort of và Kind of như là một cụm từ thêm vào, chỉ ra cho người nghe thấy rằng người nói có một chút gì đó không chắc chắn lắm về lời nói của mình hoặc rằng họ không đề cập đến một điều gì đó chính xác mà chỉ đưa ra một ý tưởng nói chung. Dịch ra tiếng Việt thường có thể dịch thành “kiểu như”.
Linh: Sort of và Kind of dùng với cách này có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong câu để bổ trợ cho tính từ, động từ hay một mệnh đề.
John: Để dễ hiểu hơn, hãy xét các ví dụ:
-         What do you think about the show? (Anh nghĩ gì về buổi diễn?)
A:         I don’t know, I don’t know much about rock… To me, it was kind of just noise!
(Tôi không biết nữa, tôi không biết nhiều về nhạc rock… Đối với tôi mà nói thì nó kiểu như là chỉ toàn tiếng ồn mà thôi!)
B:         Yeah, it was fun. I sort of sang along the whole time!
(Vâng, thú vị lắm. Tôi gần như là hát theo suốt cả buổi!)

Linh: Sort of và Kind of, tương tự, cũng được dùng để lấp vào những khoảng trống trong giao tiếp, giúp người nói có thêm chút thời gian để nghĩ và nói thêm hoặc có thêm thời gian để tìm cách diễn đạt tốt nhất cho ý của mình:
-         What do you see when you look at her?
(Khi nhìn cô ấy, anh thấy gì?)
-         Well, I kind of… see my future… kind of… see the mother of my children…
(Ừ thì, tôi thấy… ừm… thấy tương lai của tôi… ừm… thấy mẹ của các con tôi…)
John: Nhưng đặc biệt lưu ý rằng, có thể dùng Sort of và Kind of thay thế cho nhau nhưng tuyệt đối không thể dùng Type of trong 2 trường hợp nói trên.
Linh: Hết chưa anh John?
John: Anh nghĩ là hết rồi, toát hết mồ hôi rồi đây này. À, John & Linh xin mách nhỏ các bạn nhé:
ISC-UKEAS đang có chương trình bốc thăm trúng thưởng với giải thưởng là một chiếc laptop sành điệu phục vụ cho việc học tập và giải trí. Để được bốc thăm, rất đơn giản, các bạn chỉ cần qua văn phòng của ISC-UKEAS để đăng ký tham dự Triển lãm Giáo dục Anh quốc là sẽ được bốc thăm ngay.

Linh: Các bạn còn chờ gì nữa!
John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại!

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Học thành ngữ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, việc sử dụng thành ngữ làm cho các cuộc hội thoại trở nên phong phú hơn, sắc thái tình cảm của người nói được truyền tải sắc nét hơn. Tuy nhiên, các thành ngữ rất đa dạng, lại thay đổi liên tục theo thời gian, được sử dụng theo thói quen của từng người.




Linh: Anh John ơi, trong số “vô vàn” thư gửi về hòm thư của chúng mình, có rất nhiều thư hỏi về Idiom - Thành ngữ. Ngoài việc hỏi về ý nghĩa và cách dùng của các thành ngữ, các bạn còn chia sẻ băn khoăn là có nên học các thành ngữ hay không và học để làm gì.



John: Xin chào các bạn! Trước tiên, John và Linh xin cám ơn các bạn đã tin tưởng và gửi thư về hòm thư john.linh@aac.edu.vn. Các bạn thân mến, việc sử dụng thành ngữ làm cho các cuộc hội thoại trở nên phong phú hơn, sắc thái tình cảm của người nói được truyền tải sắc nét hơn.



Tuy nhiên, các thành ngữ rất đa dạng, lại thay đổi liên tục theo thời gian, được sử dụng theo thói quen của từng người. Có những thành ngữ rất thịnh hành trong thập kỷ trước nhưng giờ lại không được sử dụng nữa. Có những thành ngữ không được sử dụng bởi người này những người khác lại vẫn còn sử dụng.



Chính vì vậy, việc học và cập nhật thành ngữ là việc nên làm, nó sẽ làm cho bạn yêu thích tiếng Anh hơn, hãy coi như đây là “điều kiện đủ”. Nhưng nếu như trình độ hoặc thời gian không cho phép thì các bạn cũng không “bắt buộc” phải tìm hiểu về thành ngữ mà chỉ cần chú trọng vào các kiến thức tiếng Anh cơ bản là được.



Linh: Nhân tiện đang nói về chủ đề này, chúng ta hãy cùng chia sẻ một vài thành ngữ, một vài cách diễn đạt hay với các bạn độc giả đi anh John.



Ý kiến hay đấy, Linh nghĩ ra chủ đề gì chưa?



Linh: Linh nghĩ ra rồi, thành ngữ và cách diễn đạt liên quan đến từ Now nhé.



Linh rất thích nghe bài hát Total Eclipse Of The Heart của Bonnie, trong bài hát có rất nhiều đoạn “Every now and then” mà hồi nhỏ dù đã biết chút tiếng Anh kha khá, Linh vẫn không biết là gì. Nhưng giờ thì đã biết Every now and then = sometimes, occasionally (thỉnh thoảng, không thường xuyên):



Turnaround, every now and then I get a little bit lonely and you're never coming round



Turnaround, every now and then I get a little bit tired of listening to the sound of my tears



John: Nhắc đến âm nhạc thì chắc hẳn mọi người đều biết đến ông vua nhạc Rock Elvis Presley và bài hát It’s now or never:



It's now or never, come hold me tight



Kiss me my darling, be mine tonight



Tomorrow will be too late, it's now or never



My love won't wait.



It’s now or never có nghĩa là bạn nên làm cái gì đó “luôn và ngay” bởi vì có thể bạn sẽ không có cơ hội nào nữa.



Linh: Anh John ơi, thay vì chỉ nói Good bye, Linh vẫn thấy người ta thường nói Good bye for now hay là Bye for now, có phải để người nghe hiểu rằng đó không chỉ là “Chào tạm biệt” mà còn là “Hẹn gặp lại” không?



John: Đúng rồi đó Linh, như vậy cũng là một kiểu chào tạm biệt để đỡ nhàm chán hơn.



Khi được mời hoặc đề nghị một việc hay một cái gì đó, nếu không muốn, chúng ta thường nói No, thanks! nhưng nếu việc không muốn này chỉ là tạm thời và nếu người ta mời hoặc đề nghị lại vào một thời điểm khác thì có thể chúng ta sẽ nhận thì Not right now, thanks là một lựa chọn rất phù hợp.



- You want a cup of coffee?



Not right now, thanks! (because I’ve just had one)



- Let’s grab a bite!



Not right now, thanks! (because I’ leaving for an appointment in 5 minutes)



Linh: Now you’re talking không dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra theo quy tắc của thì hiện tại tiếp diễn mà người nói đang muốn ám chỉ rằng “Đấy, bây giờ mới nói được một câu nên hồn” (Now you are saying the right things):



- I’m tired of fooling around. I think it’s time to settle down!



Now you’re talking!



(Tớ đã thấy mệt mỏi khi cứ lêu lổng mãi rồi. Tớ nghĩ đã đến lúc phải ổn định cuộc sống rồi.



Bây giờ cậu mới nói được một câu nên hồn!)







John: Thay vì nói Right now (ngay lập tức), người ta cũng có thể dùng Right away với cùng ý nghĩa.



Linh: Just now không có nghĩa nói về “hiện tại, bây giờ” mà là nói về một khoảng thời gian rất ngắn trước hiện tại:



- Where’s Jane?



I have no idea! She was here just now.



(Jane đâu rồi?



Tớ chịu! Cô ấy vừa mới ở đây thôi mà.)



John: There, there hay There, now hoặc Now, now là cách bắt đầu một câu nói để làm dịu ai đó hoặc được dùng khi khuyên nhủ, dỗ dành ai đó. Nó tương tự như “nào nào” trong tiếng Việt vậy:



- There, there. Everything will be just fine! (Nào nào, mọi thứ sẽ ổn cả thôi mà!)



- Now, now. After the rain comes the sun! (Thôi nào, sau cơn mưa trời lại sáng thôi!)



Linh: Hy vọng rằng các bạn sẽ không chán sử dụng thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày và từ đó thêm yêu thích tiếng Anh.



John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại!

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Cùng nói về mong muốn, “Wish” có gì khác với “Hope”?

HopeWish đều được sử dụng để biểu đạt mong muốn của người nói. Tuy nhiên Hope thể hiện sự tự tin, sự kỳ vọng rằng điều này sẽ có cơ sở trở thành sự thật. Wish thì thể hiện một sự mong muốn xa vời hơn, không có cơ sở để trở thành sự thật.
John: Thân chào các bạn! Trong tuần vừa rồi, hòm mail john.linh@aac.edu.vn đã bị nghẽn, chắc do có quá nhiều thư đổ về, hòm Spam thì luôn trong tình trạng “không còn chỗ trống” rồi.
Linh: Chính vì vậy mà có rất nhiều thư đã bị gửi trả lại, nếu bạn đọc nào gặp phải tình trạng này thì hãy thử gửi lại thư cho John và Linh nhé!
John: Hôm nay John & Linh xin tiếp tục trả lời thắc mắc của bạn đọc. Bây giờ là câu hỏi đến từ bạn Mai Linh và Le Dung ở địa chỉ linhmainguyen***@gmail.com và ltdung***@gmail.com:
I am so confused whether using "hope” or "wish”. For example: I should use "Hope we enjoy our lessons on Jonh & Linh column at Dan Tri website” or "Wish we enjoy our lessons on Jonh & Linh column at Dan Tri website”.
Linh: Bạn thân mến, trong ví dụ bạn nêu, phương án nên sử dụng là phương án đầu tiên với Hope.
John: Trong các tình huống tương tự ở trên, Hope và Wish đều được sử dụng để biểu đạt mong muốn của người nói. Tuy nhiên Hope thể hiện sự tự tin, sự kỳ vọng rằng điều này sẽ có cơ sở trở thành sự thật. Wish thì thể hiện một sự mong muốn xa vời hơn, không có cơ sở, không có sự tự tin để trở thành sự thật. Chính vì vậy mà Wish thường không được dùng với những tình huống có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai.
Linh: Hope thường được sử dụng với mệnh đề ở thì hiện tại để biểu đạt ý tương lai:
-         I hope your wife comes back soon. (Tôi hy vọng/mong rằng vợ anh sẽ quay trở về sớm thôi) - Sử dụng Hope để nói lên sự tin tưởng rằng “vợ anh sẽ quay về sớm” vì anh là người chồng tốt, chỉ do sự hiểu lầm nhỏ mà vợ bỏ đi, sau khi suy nghĩ lại thì chị ta sẽ sớm trở về.
-         I hope you pass your exam tomorrow. (Tôi hy vọng/mong rằng bạn sẽ qua kỳ kiểm tra ngày mai) - Sử dụng Hope vì tôi biết rằng bạn học rất chăm chỉ, không có lý do gì để bạn không làm được bài cả.
 
John: Wish thường được sử dụng với những tình huống không có thật, không thể xảy ra hoặc hầu như không thể xảy ra:
-         It’s too hot! I wish it would rain right now! (Trời nóng quá đi mất! Ước gì mưa luôn lúc này thì tốt) – Dùng Wish vì trời đang nắng gắt, gần như không có cơ hội để trời mưa, đó gần như là điều không tưởng.
Linh: Wish còn được dùng để thể hiện sự tiếc nuối:
-         I wish that I was 10 years younger. (Ước gì tôi trẻ ra được 10 tuổi.) – Thể hiện sự tiếc nuối chứ thực chất không thể hiện mong muốn vì người nói cũng biết chắc rằng việc trẻ lại 10 tuổi là điều không thể xảy ra.
John: Tuy nhiên cũng có những trường hợp tương tự mà người nói muốn thể hiện một mong muốn khát khao mãnh liệt nào đó:
-         I wish I could break all the rules and live freely! (Ước gì tôi có thể phá tan hết các luật lệ và sống một cách tự do!) – Dùng Wish để thể hiện một mong muốn tột độ dù biết rằng không thể xảy ra.
Linh: Để biết người nói muốn truyền đạt sự hối tiếc hay muốn biểu đạt một khát khao mãnh liệt thì cần căn cứ vào tình huống và quan trọng nhất là giọng điệu khi nói.
John: Đó là khi Wish dùng với một mệnh đề, khi dùng với một danh từ/cụm danh từ thì Wish chỉ đơn thuần là một sự cầu chúc tốt lành dành cho người khác:
-         We wish you a Merry Christmas! - Giáng Sinh vui vẻ!
-         Wish you a New Year full of happiness! - Chúc bạn có một năm mới tràn đầy hạnh phúc!
Linh: Khi Wish dùng với động từ nguyên thể có “to”, đơn giản nó chỉ là một cách nói lịch sự, trang trọng hơn để thay thế cho Want mà thôi:
-         I wish to speak to the Lieutenant, please! (Tôi muốn nói chuyện với ngài Đại Úy)
-         We do not wish that to happen! (Chúng tôi không mong muốn chuyện đó xảy ra đâu đấy nhé!)
John: Đó là tất cả những gì mà hiện tại John & Linh có thể nghĩ ra, mong rằng đã giải đáp được thắc mắc của bạn Linh, bạn Dung và cũng mong rằng tất cả các bạn không còn băn khoăn khi sử dụng 2 từ này nữa.
Linh: Hãy nhớ rằng việc học phải đi đôi với hành, hãy sử dụng tiếng Anh thường xuyên nhé.
Bạn Ngoc Anh ở địa chỉ ngocanhtran***@rocketmail.com có hỏi: “Làm thế nào để em đạt được 700 điểm TOEIC?”.
Bạn Ngoc Anh thân mến, để đạt được một số điểm nào đó thì cần phải căn cứ vào trình độ hiện tại và thời gian mà bạn có để có thể có kế hoạch học tập tương ứng. Để nâng cao thêm một chút số điểm của mình, cũng có một số lời khuyên và một số kỹ thuật của các bạn đi trước hoặc của thầy cô giáo có kinh nghiệm “trong nghề” mà các bạn có thể áp dụng.
Tóm lại, bạn hãy làm một bài kiểm tra để biết được thực lực của mình, sau đó nhờ những người có chuyên môn cố vấn thêm về kế hoạch học tập để đạt được điểm số đề ra. Quan trọng là phải kiên trì tuân thủ kế hoạch học tập ấy.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm từ bạn bè và các thầy cô chuyên dạy TOEIC.
 
Bạn có thể đăng ký kiểm tra TOEIC tại AAC và nếu bạn đăng ký học TOEIC tại đây từ nay đến hết 20/09/2011, bạn sẽ được giảm 50% học phí.
Chúc bạn thành công!
John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại!

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Tặng 2.100.000đ cho khóa luyện TOEIC

Hiện nay, TOEIC đã trở nên khá phổ biến, nhất là đối với các bạn sinh viên sắp ra trường và mới ra trường. Nhưng học TOEIC để làm gì và làm sao để đạt hiệu quả cao vẫn là thắc mắc chung của nhiều người.
Chúng tôi đã có buổi trao đổi về vấn đề này với đại diện của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (65 Quán Sứ, Hà Nội) - một trong những tổ chức uy tín nhất trong đào tạo tiếng Anh nói chung và luyện thi TOEIC nói riêng:

TOEIC là viết tắt của Test Of English for International Communication - là một chương trình thi cấp chứng chỉ nhằm đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh trong môi trường quốc tế. Đây là một chương trình rất uy tín do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) xây dựng và quản lý, chứng chỉ TOEIC thường được sử dụng như một “điều kiện cần” đối với nhân sự thời hiện đại.
Ngoài rất nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp thì ngày nay cũng có một số trường đại học áp dụng chứng chỉ TOEIC ở một thang điểm nhất định làm điều kiện để xét tốt nghiệp.
Thêm vào, TOEIC cũng có những điểm thuận lợi khác như một tháng thường có 2 kỳ thi nên thí sinh không phải chờ đợi lâu, lệ phí thi thấp hơn rất nhiều so với các chứng chỉ quốc tế khác.
Chính vì vậy mà nhu cầu học và thi TOEIC hiện nay là rất lớn. Các bạn sinh viên sắp ra trường hay mới ra trường đều tìm đến TOEIC như một hành trang cho tương lai, người đi làm rồi thì cũng muốn có trong tay tấm bằng này để dễ bề thăng tiến trong công việc.

Vậy làm thế nào để học tốt TOEIC và thi đạt kết quả cao?
- Trước hết, bạn phải trang bị cho mình một vốn ngữ pháp và từ vựng tốt, đây chính là nền tảng cho tất cả các kỹ năng khác trong tiếng Anh. Tuy nhiên, phần lớn các bạn đều mắc phải một lỗi, đó là cố gắng nhồi nhét kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thi. Như vậy, vô hình trung, bạn đã làm cho “bộ xử lý trung tâm” của bạn bị quá tải, các kiến thức lộn xộn và không rõ ràng, không lưu giữ được lâu. Hãy học từ mới theo từng chủ đề, vừa giúp bạn dễ nhớ, vừa giúp bạn dễ dàng sử dụng, lại không gây nhàm chán trong quá trình học.
- Đừng nghĩ rằng việc bạn phát âm có chuẩn hay không là không quan trọng vì bài thi TOEIC không có phần nói. Bạn chỉ có thể nghe hiểu tốt khi mà bạn biết rõ từ đó được phát âm như thế nào, tức là chính bạn phải phát âm chuẩn được từ đó.
- Trước khi thi, bạn cần hiểu rõ về cấu trúc bài thi, phân bổ thời gian đồng đều tất cả các phần, đừng quá tập trung cho bất kể một phần nào, kể cả trong lúc ôn luyện hay trong lúc làm bài thi.
- Trong khi thi, không bao giờ để xảy ra tình trạng bạn không nghe kịp câu hỏi vì quá tập trung suy nghĩ về câu hỏi trước, như vậy sẽ thành một phản ứng dây chuyền và cả phần đó của bài thi hoặc trường hợp xấu nhất là cả bài thi của bạn cũng sẽ “không ra đâu vào đâu”.

- Và cuối cùng, nếu không biết câu trả lời nào là đúng, hãy đoán mò trong các câu trả lời mà bạn cho là hợp lý hơn cả. Có ít nhất 25% cơ hội là bạn sẽ đoán đúng câu trả lời đấy, đừng bỏ sót nhé.
- Hãy xác định mục tiêu về điểm TOEIC mà bạn cần đạt được, hãy lập kế hoạch học tập ngay từ bây giờ. Hãy đăng ký tham gia một lớp luyện thi nếu bạn có điều kiện. Các giảng viên có chuyên môn sẽ trang bị và luyện cho bạn các kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng kiến thức của mình một cách hiệu quả nhất trong khi thi.

Hãy nhớ rằng nếu việc tự học hoàn toàn mang đến cho bạn hiệu quả cao nhất thì trên thế giới sẽ không còn nghề nào gọi là nghề “Giáo viên” nữa. Việc tự học chỉ là một sự bổ sung hoàn hảo sau những giờ học trên lớp mà thôi.
Chào đón năm học mới, Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC - 65 Quán Sứ dành tặng 100 suất học bổng 50% học phí khóa TOEIC trị giá 2.100.000đ cho các bạn học viên đăng ký sớm. Lưu ý, chỉ áp dụng đến hết 20/09/2011.
Hãy đăng ký học bổng hoặc ghé thăm trang web của Tập đoàn để biết thêm thông tin và được giải đáp mọi thắc mắc:
Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC
65 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 3942 6725 / 3942 6726

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Tết Trung Thu đáng nhớ cùng Vịt Donald

Trong những năm gần đây, việc tìm cho con em mình những sân chơi bổ ích và lành mạnh luôn là nỗi trăn trở của các vị phụ huynh, nhất là các vị phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 10.
Nhiều phụ huynh nghĩ tới việc mua vé cho con em mình xem xiếc, xem hài kịch như là một giải pháp tình thế để có thể bù đắp cho việc thiếu hụt sân chơi cho các em trong những dịp lễ này. Tuy nhiên, các buổi diễn luôn chật kín các em với giá vé không hề mềm chút nào lại càng ngày càng đi sâu vào những “chủ đề” mà các vị phụ huynh không mấy hứng thú cho con em mình xem và khai thác rất nhiều vào các câu chuyện “siêu nhân”, “người máy”, “cậu bé biến thể” và các màn đánh đấm, “tung chưởng”...


Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu...
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi 30/4, 1/5 hay 1/6, Trung thu, các trung tâm vui chơi giải trí, các công viên lại chật ních khách ngay từ sáng sớm. Những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật liền kề cũng là đỉnh điểm của sự hành xác. Không những các bố các mẹ mà ngay cả các con cũng phải chen lấn xô đẩy “kịch liệt” để được tham gia vào một trò chơi, một hoạt động nào đó.
Nhận được câu hỏi “Tại sao biết đông như vậy mà vẫn cố cho các con tham gia?”, các vị phụ huynh đều cười như mếu “Biết thế, nhưng chả nhẽ bạn nào cũng được đi chơi mà con mình thì lại không? Không có lựa chọn nào hơn thì đành vậy thôi.”


Đội văn nghệ “nhí”.
Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu, các vị phụ huynh sẽ thấy rằng trong những dịp như thế này, thường vẫn có các đơn vị uy tín tổ chức các sự kiện miễn phí cho trẻ em nhưng truyền thông và quảng cáo không nhiều. Nắm bắt nhu cầu của các em cũng như mong muốn của phụ huynh, các sự kiện này thường được tổ chức rất chu đáo, đa dạng và đặc biệt là giới hạn số cháu tham gia, vừa đảm bảo “chất” vừa đảm bảo “lượng”.
Đơn cử như chương trình “Tết Trung Thu đáng nhớ cùng Vịt Donald” được tổ chức vào lúc 19h15 Chủ Nhật ngày 11/09/2011 tại Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC, 65 Quán Sứ, Hà Nội. Chương trình được tổ chức quy củ trong hội trường lớn tầng 2 của AAC, đảm bảo vấn đề an ninh cho các em và cũng đảm bảo các em vẫn có thể vui chơi bình thường dù ngoài trời có thể đang mưa lớn hoặc nóng gắt.


Cùng thử làm ảo thuật gia.
Đến với “Tết Trung Thu đáng nhớ cùng Vịt Donald” các bạn thiếu nhi (từ 5 đến 10 tuổi) sẽ được trực tiếp hòa mình vào không khí sôi động với các trò chơi, hoạt động đặc sắc như rước đèn, phá cỗ, cùng xem hề xiếc, xem biểu diễn đàn ghita, tham gia vào phần đố vui tiếng Anh có thưởng… Đặc biệt hơn nữa, các bạn nhỏ sẽ được gặp gỡ, giao lưu và chụp ảnh lưu niệm với chú Vịt Donald đáng yêu, nhân vật hoạt hình mà các bạn hết sức yêu thích.
Được biết, Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC là một trong những tổ chức uy tín nhất tại Hà Nội chuyên giảng dạy các khóa học tiếng Anh chất lượng cao cho đối tượng học viên ở mọi trình độ và độ tuổi. Các chương trình ngoại khóa do AAC tổ chức đều miễn phí nhưng lại được đầu tư rất kỹ càng trong công tác tổ chức cũng như nội dung chương trình.
Phụ huynh quan tâm có thể đăng ký vé miễn phí cho con em mình trước ngày 10/09/2011 tại của AAC - 65 Quán Sứ (ĐT: 3942 6725 / 3942 6726).
Thông tin thêm có thể tham khảo website: www.aac-edu.com.vn.


Trung Thu 2010 - Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC.